Vì sao đô vật biểu diễn Nhật đấu võ giỏi hơn đô vật biểu diễn Mỹ?

Khôi Nguyên
chủ nhật 30-8-2020 18:05:00 +07:00 0 bình luận
Dù cùng là mang tính chất biểu diễn như nhau, nhưng dường như các đô vật Nhật luôn "thiện chiến" hơn khi bước chân lên các võ đài đánh thật.

Nếu phải liệt kê danh sách những đô vật thành công trên đấu trường võ thuật đối kháng thì dường như tại Mỹ rất hiếm người làm được điều này. Trong khi đó, tại Nhật Bản, số lượng đô vật thi đấu đạt thành tích cao ở các đấu trường chuyên nghiệp thế giới lại không phải là một chuyện quá đặc biệt. Thậm chí, nhiều tên tuổi này còn được liệt kê vào hàng huyền thoại ở những bộ môn đối kháng khác nhau.

Vì sao đô vật biểu diễn Nhật đấu võ giỏi hơn đô vật biểu diễn Mỹ?
Kazushi Sakuraba được đánh giá là một trong những võ sĩ MMA vĩ đại nhất lịch sử, và ông cũng là một đô vật biểu diễn
(Ảnh: Pride FC)

Sự khác biệt giữa đô vật Nhật và đô vật Mỹ

Tại Mỹ, đô vật là giải trí, là một show truyền hình dài tập với nhiều drama kịch tính. Khán giả đến Mỹ là để xem thần tượng họ chiến thắng hoặc để xem cái kết của một câu chuyện thú vị nào đó. Riêng tại quốc gia này, mức độ liều lĩnh của những buổi diễn luôn được cân đo đong đếm kỹ lưỡng để tránh việc gây sốc cho khán giả. Trừ những công ty đặc biệt lấy bạo lực làm điểm nhấn, đô vật tại Mỹ rất cẩn thận trong các buổi diễn để đảm bảo an toàn.

Cái hay của đô vật Mỹ là lồng ghép đan xen những mối quan hệ yêu/ghét bên ngoài vào trong võ đài. Khai thác cả những điểm tối của các ngôi sao và lên kịch bản dựa trên nó. Nhờ thế, đô vật Mỹ không khác một bộ phim hành động dài tập với nhiều nút thắt. Ngoài chất lượng các trận đấu, drama cũng là một điểm hút khách của đô vật Mỹ.

Những promo xuất sắc của WWE thời kỳ Ruthless Aggression

Trái với Mỹ, Nhật Bản coi đô vật biểu diễn là một môn thể thao đúng nghĩa, và đã là thể thao đỉnh cao thì nó phải vượt qua giới hạn chịu đựng của con người. Đô vật Nhật Bản cũng không chú trọng vào các drama bên lề mà tập trung hoàn toàn vào những gì diễn ra trên sàn đấu. Do đó đô vật ở Nhật kể cả khi không có máu me nhưng vẫn đảm bảo khiến người xem bật khỏi ghế ôm đầu.

Độ liều lĩnh là điểm khác biệt lớn nhất khi so đô vật Mỹ và đô vật Nhật. Người Nhật thích xem đối kháng hơn người Mỹ, người Mỹ chỉ là những khán giả chịu chi cho giải trí, chính người Nhật mới là những người yêu đấm đá. Hơn nữa, các công ty Nhật cũng thưởng phạt rất rắn với các đô vật, diễn lỗi hoặc không hợp tác là có thể ăn bạt tai ngay trong hậu trường. Thuở trước, các đô vật không chịu diễn "yếu" để hợp tác cũng thường bị các wrestler Nhật hành hung ngay trên võ đài.

Top 10 tuyệt chiêu tàn bạo nhất của NJPW - công ty đô vật lớn nhất Nhật Bản.

Bên cạnh đó, lối đánh được yêu thích nhất ở Nhật là strong style, nghĩa là lối đánh thiên về quyền cước nhưng lại diễn rất nhiệt. Những cú đòn đau ấy cũng là thật, những tiếng vả chan chát và những cú chỏ thật lực cũng phần nào "thật" hơn.

Trước những khác biệt đó, có thể nhận thấy rằng, ở Nhật Bản, đô vật và võ thuật không có mấy khác biệt với nhau. Điểm khác duy nhất giữa đối kháng và đô vật tại Nhật Bản có lẽ chỉ là hình thức thi đấu. Do đó, việc các đô vật có nền tảng võ thuật tốt không phải là một chuyện hiếm ở Nhật Bản.

Ở Nhật, đô vật và võ thuật không có quá nhiều sự khác biệt

Nhật cũng có rất nhiều ngôi sao thành công ở cả hai đấu trường biểu diễn và đối kháng điển hình như huyền thoại Antonio Inoki, Kazushi Sakuraba, Masakatsu Funaki... Thậm chí, xứ sở hoa anh đào còn từng kết hợp cả hai loại hình này và tạo ra giải Pancrase, vốn được xem là một giải đấu đối kháng dưới bộ luật đô vật.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm