1- Quá nặng
Đây là suy nghĩ khá sai lầm về dạng trường kiếm thời trung cổ. Trường kiếm thời trung cổ thực sự không quá nặng. Với chiều dài tổng thể vào khoảng 1m3 và cận nặng chỉ khoảng 1,5kg tới 1,8kg thì đây không phải là một dạng vũ khí có cân nặng lớn. Hoặc như những thanh claymore của người Scottish cũng chỉ nặng khoảng 2.2kg tới 2.5kg.
Thậm chí là cả Zweihander – một trong những loại kiếm có kích thước khủng nhất từng có cũng chỉ nặng tối đa khoảng 3kg mặc dù có chiều dài khá khủng là hơn 2m3.
Zweihander không quá nặng dù mang kích thước khổng lồ
2- Ít kỹ thuật
Đây là một suy nghĩ xuất phát khá nhiều từ các bộ phim Hollywood. Trong các phim của Hollywood thì ta luôn thấy các nhân vật cầm các thanh kiếm và chém điên loạn vào nhau, thế nên mới có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên sự thật không phải thế, trường kiếm có rất nhiều kỹ thuật khác nhau.
Hans Talhoffer-một bậc thầy kiếm thuật vào thế kỷ 15 đã chỉ ra rất nhiều kỹ thuật có thể sử với trường kiếm và đặc biệt hơn là có thể áp dụng với nhiều đối tượng và nhiều dạng kẻ thù khác nhau, thậm chí là với kẻ địch mặc giáp trụ dạng tấm. Và trong một số tài liệu còn chỉ ra được rất nhiều dạng tình huống và nhiều kỹ thuật để đối chọi với nhiều loại vũ khí khác nhau. Vì phần bảo vệ tay cầm kiếm có thể sử dụng như một cái móc để vào vũ khí hay chính dối phương, phần đuôi cán kiếm lại thường được chốt lại bằng một khối kim loại nặng để cân bằng kiếm gọi là pommel. Và nếu quay ngược thanh kiếm lại ta có thể sử dụng như một thanh chùy vì phần lớn trọng lượng đều dồn vào phần cán kiếm chuôi kiếm. Các bạn có thể tìm đọc Art of longsword để tìm hiểu thêm.
Thậm chí, nói riêng tại châu Âu, môn thi đấu trường kiếm châu Âu (Long sword) cũng phổ biến không kém gì môn kiếm đạo (Kendo) của Nhật Bản
Các kỹ thuật cơ bản trong trường kiếm châu Âu
3- Lưỡi kiếm cùn
Suy nghĩ này xuất phát từ việc có một số kỹ thuật người cầm ngược lại và cầm thẳng trên lưỡi kiếm và dùng thanh kiếm như 1 cây chùy để tấn công đối thủ.
Kỹ thuật Half Swording là một kỹ thuật có thật trong lịch sử
Thật ra việc có thể cầm lưỡi kiếm mà không bị đứt tay là do cách cầm là chính, vì nếu cầm đúng cách và giữ cho lưỡi kiếm không trượt trên tay thì ta không phải lo về việc bị cắt vào tay. Thêm nữa vào thời đó những người lính và hiệp sĩ thường hay mang găng tay làm bằng da và việc cầm đúng cách để giữ chắc lưỡi kiếm nên ta không lo về việc bị cắt vào tay.
Một kênh youtube tên là Skallagrim cũng đã chứng minh rằng kỹ thuật này có thể sử dụng được trên thanh kiếm cực kỳ sắc bén.
Kỹ thuật Half Swording thực hiện trong điều kiện thực tế
Suy nghĩ này còn xuất phát từ việc một số người thấy rằng trường kiếm không thể cắt được giáp dạng tấm như kiếm Nhật làm trên phim của Hollywood. Vâng lại là Hollywood.
Thực tế thì không một thanh kiếm nào trên thế giới này có thể cắt được giáp dạng tấm kể cả kiếm Nhật.
4- Độ bền không cao
Một suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Vào thời trung cổ, châu Âu có kỹ thuật luyện kim rất tốt và chất lượng quặng kim loại của châu Âu cũng không hề tệ. Thậm chí vào thời kỳ cổ đại, người La Mã đã có thể rèn ra những thanh kiếm có chất lượng và độ bền rất cao.
Những thanh Gladius gần một nghìn năm tuổi vẫn còn giữ được hình dạng là minh chứng cho khả năng luyện kim của châu Âu thời bấy giờ
Những thanh kiếm châu Âu đã trở thành một phần đặc biệt trong lịch sử và những câu chuyện về các hiệp sĩ, có lẽ do những thanh trường kiếm không đủ độ ấn tượng như những thanh kiếm Nhật nên đã tạo ra những suy nghĩ sai như vậy. Dù gì thì một thanh kiếm có thể tồn tại qua hàng thế kỷ thì nhất định không thể là một thanh kiếm không có chất lượng.