Từ đồ vật dân dụng thành vũ khí nguy hiểm bậc nhất
Bắt đầu được ưa chuộng và sử dụng nhiều vào thế kỷ 14 và 15 cùng với chùy Âu (mace), hai món vũ khí này đã trở phổ biến hơn bao giờ hết.
Cấu tạo của búa chiến khá đơn giản, cũng giống như như cây búa dân dụng thông thường. Búa chiến có chiều dài trung bình khoảng 60cm và nặng khoảng 1,5kg. Có một số loại dài hơn 1m. Phần đầu búa bằng kim loại và sẽ được nối với 2 thanh thép để kẹp và đóng đinh tán vào thân búa. Điều này sẽ giúp cho món vũ khí trở nên chắc chắn hơn bao giờ hết. Phần thân búa bằng gỗ và được gọt đẽo để trở nên vuông vức, giúp cho người cầm không bị lật xoay vũ khí sang hai bên khi va chạm vào mục tiêu.
Phần đầu búa ban đầu được làm giống như búa thông thường nhưng sau đó đã được thay đổi lại. Đầu búa một bên vẫn giữ đầu búa thường thấy, bên còn lại được làm thành một thanh cọc nhọn. Đôi lúc đầu búa còn được làm thêm một mũi dao nhọn phía trên để đâm khi cần đến.
Búa chiến đã trở thành món vũ khí được nhiều người ua chuộng
Búa chiến có chiều dài gần giống như chùy nhưng cách sử dụng có phần khác một chút. Với chùy thì người sử dụng chỉ cần quan tâm đến việc đánh trúng đối phương thì đối với búa người sử dụng phải giữ chắc vũ khí khi va chạm đến mục tiêu. Vì nếu khi đầu búa chạm vào mục tiêu và người sử dụng không nắm chắc vũ khí, búa sẽ bị lật sang bên và mất đi lực tác động. Mặc dù thân búa luôn được gọt đẽo vuông vức để hạn chế bị lật khi va chạm nhưng việc cầm chắc vũ khí để bảo đảm sát thương tối đa luôn là điều phải chú ý đến.
Thời kỳ giáp trụ dạng tấm (plate armour) lên ngôi
Từ cuối thế kỷ thứ 14, giáp trụ dạng tấm dần được sử dụng nhiều hơn. Với tấm thép dày, cong thì những vũ khí sắt nhọn như kiếm dao không thể tác động đến người mặt được. Độ phổ biến của giáp trụ dạng tấm dần dần tăng lên theo thời gian và cần phải có những vũ khí để chống lại lớp giáp kiên cố này.
Giáp trụ châu Âu đã thay đổi theo từng thời kỳ
Những vũ khí như chùy, búa, poll-axe dần dần được sử dụng nhiều hơn. Khi phần đầu búa đập vào mục tiêu, tuy không thể xuyên thủng lớp giáp nhưng vẫn có thể gây ra chấn động nếu đập vào đầu. Phần thép nhọn còn lại hoàn toàn có thể xuyên thủng lớp giáp kiên cố của người mặc.
Những vũ khí gây sát thương lớn như búa chiến, chùy dần dần được sử dụng rộng rãi hơn. Không chỉ vì sát thương gây ra mà còn cả cách sử dụng có phần khá dễ dàng nếu phải so với những vũ khí khác. Đã có nhiều bộ xương được khai quật ở các chiến trường cổ, có những vết thương lớn ở đầu được gây ra bằng búa, chùy. Điều này cũng cho thấy độ phổ biến và thông dụng của những món vũ khí này trên chiến trường.
Khuyết điểm
Giống như chùy, khuyết điểm duy nhất của búa chiến là tầm với ngắn. Chính vì điều này nên người sử dụng vẫn thường mang theo một tấm khiên hay buckler (khiên nhỏ) để lấp đầy khuyết điểm này. Và với tấm khiên, các hiệp sĩ ngày xưa dễ dàng tiếng đến gần đối phương và tung ra những đòn đánh chí mạng.
Tấm khiên giúp lấp đầy khuyết đỉnh của tầm đánh ngắn
Búa chiến đã thay đổi từ một món đồ vật dân dụng trở thành món vũ khí cực kỳ nguy hiểm. Những chiến trường ở châu Âu ngày xưa không hề lạ gì món vũ khí này. Trong nhiều bức họa và các tác phẩm nghệ thuật, vẫn dễ dàng thấy được những vũ khí này trong đó. Dường như đó là minh chứng cho sức mạnh và danh tiếng của vũ khí này.