Giữa cơn sóng to gió lớn tại Cần Thơ, chắc chắn những cầu thủ là người thiệt thòi nhất khi họ vừa đối mặt với vấn đề pháp lý cho tới tiền bạc và cả những nỗi đau khó nói trong lòng.
"Đó là thời điểm cuối năm 2016, ông Trần Yến (Trưởng bộ môn bóng rổ Cần Thơ) có tới gặp và mong muốn tôi về thi đấu cho Cần Thơ để chuẩn bị cho kỳ Đại hội Thể dục Thể thao vào cuối năm 2018.
Tô Quang Trung mong muốn thi đấu cho Cần Thơ vì được gần gia đình và góp sức cho thành công của quê hương
Tôi nhận lời với suy nghĩ Cần Thơ là quê hương của mình, mình muốn đóng góp công sức cho bóng rổ quê nhà, được thi đấu gần gia đình và người thân. Tấm huy chương Đại hội là tấm huy chương mà tôi còn thiếu trong sự nghiệp thi đấu bóng rổ của mình," Tô Quang Trung nhớ lại.
"Với VBF cũng như quan điểm của các CLB tại VBA, đầu tiên chúng tôi luôn tôn trọng quyết định của các cơ quan chủ quản liên quan đến tất cả các hoạt động bóng rổ xung quanh VBA. Thứ Hai, chúng tôi muốn giải quyết các vấn đề phải trên tinh thần tôn trọng quyền của các vận động viên và cao nhất là quyền được thi đấu của các vận động viên phải được đặt lên hàng đầu. VBF cũng khuyến nghị với các địa phương và cơ quan chủ quản rằng trong quá trình trao đổi và làm việc, hãy cố gắng để cho các VĐV được thực hiện quyền này của mình. Quyền được thi đấu của VĐV phải là cao nhất. Thứ Ba, mọi việc cần phải được quyết định trên cơ sở pháp luật và các điều khoản trong hợp đồng đã được ký kết giữa các VĐV cùng với cơ quan chủ quản cùng các bên liên quan"
Tổng Thư Ký VBF Lê Hoàng Anh
Tuy nhiên hành trình trở lại quê hương của anh đã bắt đầu gập gềnh ngay từ vấn đề đầu tiên, đó là câu chuyện hợp đồng.
"Ông Yến nói với tôi rằng cứ về thi đấu cho Cần Thơ từ tháng 1/2017, đến tháng 5/2017 ký hợp đồng sẽ truy thu lại toàn bộ số tiền lương cho tôi. Trong 4 tháng đó ông Yến đưa cho tôi 10 triệu đồng nói là tiền hỗ trợ.
Tuy nhiên cho tới tháng 5/2017, thời điểm mà tôi chính thức ký hợp đồng thì tôi không nhận được số tiền truy thu như ông Yến nói. Đây hoàn toàn là thỏa thuận miệng, vì tôi tin nên tôi phải chấp nhận," hậu vệ sinh năm 1984 ngậm ngùi.
"Trước khi ký hợp đồng, ông Trần Yến cũng có thỏa thuận miệng với tôi rằng thời điểm không diễn ra giải đấu, tôi được phép tham dự các giải khác như VBA hay ABL. Đây là những giải đấu tầm cỡ giúp nâng cao trình độ rất nhiều cho các cầu thủ.
Thay vì tập chay với nhau nửa năm trời, tại sao không tạo điều kiện giúp các cầu thủ thi đấu tại VBA 2018? VBA giúp chúng tôi nâng cao trình độ, thể lực cũng như tâm lý thi đấu.
Những thỏa thuận miệng khiến tay ném sinh năm 1984 bị dồn vào thế khó
Dính vào những rắc rối kiện tụng này, bản thân tôi không hề muốn. Nhưng cầu thủ nào cũng khát khao được cống hiến, được thi đấu, vì vậy tôi quyết định chấm dứt hợp đồng.
Thâm tâm tôi vẫn nghĩ rằng sẽ thi đấu cho Cần Thơ tại Đại hội, tôi không cần hợp đồng dài hạn, chỉ cần hợp đồng ngắn hạn trong thời gian diễn ra giải là được, nhưng bây giờ mọi thứ đã không thể nữa rồi," Tô Quang Trung chia sẻ.
Những rắc rối pháp lý khiến anh hiểu rằng cơ hội để tiếp tục thi đấu tại Cần Thơ gần như là không còn
Bóng rổ tại Cần Thơ đang được người hâm mộ quan tâm hơn bao giờ hết. Chức vô địch của Cantho Catfish là điểm tích cực, nhưng vụ lùm xùm của Cần Thơ và các cầu thủ lại khiến người ta quan tâm theo một cách tiêu cực.
Đối với cầu thủ, họ không cân đong đo đếm quá nhiều, khát vọng ra sân thi đấu cuối cùng lại khiến những cầu thủ như Tô Quang Trung rơi vào vòng xoáy pháp lý.
Dù vẫn muốn đóng góp công sức cho quê nhà nhưng những rắc rối này khiến ai cũng hiểu rằng cơ hội anh khoác áo đội tuyển bóng rổ Cần Thơ gần như là không còn.
Điều đó xảy ra thì ai là người chịu thiệt? Đó là Tô Quang Trung, là những người hâm mộ đội bóng miền Tây và chính bóng rổ Cần Thơ khi mất đi một người con ưu tú.
Bật mí VBA 2018: Sự thật thú vị về "Thầy Tô"