Ngô Tuấn Trung có thể xem như cầu thủ gây tranh cãi nhất làng bóng rổ Việt Nam, vì người chê anh chơi xấu khá nhiều song người khen anh đánh nhiệt cũng chẳng thiếu.
Điểm nóng gần nhất liên quan tới Ngô Tuấn Trung là án phạt ở loạt chung kết VBA 2016 khiến cầu thủ này chẳng thể cùng Hochiminh City Wings đánh trận mở màn VBA 2017.
Thế nhưng trong làng bóng rổ thế giới, mẫu cầu thủ đi giữa lằn ranh nhiệt tình và chơi xấu như Ngô Tuấn Trung không phải hiếm, nhất là ở NBA.
Bởi lẽ, không ít ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới vẫn dùng những biểu hiện quyết liệt và nóng giận trên sân như Ngô Tuấn Trung làm động lực thi đấu.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây của ESPN, Isaiah Thomas – “ông vua hiệp 4” mùa qua đang khoác áo Boston Celtics tại giải bóng rổ NBA thừa nhận: “Khi phải chịu sự hoài nghi, chúng ta thường muốn chứng tỏ người ta đã nhận định sai lầm.
Do đó, tôi thường tìm kiếm những yếu tố tiêu cực làm động lực để mình chơi tốt hơn và chứng tỏ cho tất cả thấy tôi có thể làm được những gì”.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đang tin rằng giải pháp kích thích tiềm năng của Ngô Tuấn Trung hoặc Isaiah Thomas chẳng khác nào chơi dao 2 lưỡi.
Đấy là do tới nay, mọi nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa nhiệt huyết và phong độ chưa có gì rõ rệt. Một nghiên cứu về các cao thủ karate năm 2011 cho biết trong vài trường hợp, sự phẫn nộ giúp võ sĩ mạnh mẽ hơn, nhưng cũng không thiếu trường hợp họ chiến đấu kém hiệu quả hẳn.
Nhà tâm lý học Roger S. Gil phân tích: “Đẩy mình tới trạng thái nóng giận không giúp ích nhiều trong các hoạt động thể chất (tức là yêu cầu bạn sử dụng tay hoặc cơ thể).
Ngược lại thì trong lúc nóng giận, đừng làm quá nhiều việc đòi hỏi phải suy nghĩ do khi bị cơn giận lu mờ tâm trí, chúng ta sẽ khó có được những quyết định tốt nhất”.
Nói cách khác, những cảm xúc quá mức không phải lúc nào cũng là điều xấu, song cần cẩn thận nếu muốn tận dụng chúng. Vì đôi khi chúng ta cho rằng mình đang cố gắng thể hiện hết sức nhằm chứng minh người khác đã sai thì trên thực tế, có lẽ chúng ta đang làm tổn thương chính mình.