Cầu thủ nội xuất sắc nhất VBA 2016 bị cận-loạn thị

thứ tư 16-11-2016 12:50:09 +07:00 0 bình luận
Bị cận thị 2 độ, loạn thị 2 độ nhưng tiền đạo Lê Ngọc Tú của HCMC Wings vẫn xuất sắc thể hiện phong độ để giành danh hiệu “Cầu thủ nội xuất sắc nhất VBA 2016”.

Bị cận thị 2 độ, loạn thị 2 độ nhưng tiền đạo Lê Ngọc Tú của HCMC Wings vẫn xuất sắc thể hiện phong độ ổn định của mình để giành danh hiệu “Cầu thủ nội xuất sắc nhất VBA 2016”.

Không thể lội ngược dòng trước Danang Dragons trong vòng chung kết VBA 2016, HCMC Wings đành chấp nhận về nhì ở mùa giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức. Dẫu vậy, đội bóng đến từ TP.HCM cũng giành được 2 danh hiệu cá nhân xuất sắc.

Ngoài thời gian thi đấu trên sân, Ngọc Tú luôn đeo kính để bảo vệ mắt. Ảnh: NVCC
Ngoài thời gian thi đấu trên sân, Ngọc Tú luôn đeo kính để bảo vệ mắt. Ảnh: NVCC

Justin Young đoạt danh hiệu “Cầu thủ phòng ngự xuất sắc”. Trong khi đó, vượt qua nhiều đồng nghiệp lẫn đồng đội khác, tiền đạo Lê Ngọc Tú được bầu là “Cầu thủ nội xuất sắc”. Với phong độ ổn định và 2 lần là MVP trận đấu, cùng thành tích vào vòng chung kết, Tú “Kobi” xứng đáng với giải thưởng này.

Cơ duyên đến với sự nghiệp bóng rổ

Nhìn những bước chạy thoăn thoắt trên sàn thi đấu, những cú “lay-up” ngoạn mục của Ngọc Tú  nhưng không phải ai cũng biết số 14 HCMC Wings là cầu thủ bị cận-loạn thị. “Tôi bị cận từ năm học lớp 6, cho đến giờ thì mặt tôi bị cận-loạn thị 2 độ”, Tú tiết lộ điều này trong tâm trạng sợ các đối thủ biết điểm yếu của mình.

Cũng như bao học sinh phổ thông khác ở TP.HCM, Tú bắt đầu chơi bóng rổ học đường năm lớp 10 cho vui với bạn bè. Mãi đến năm học cuối cấp, chàng trai có chiều cao đáng mơ ước 1m82 này mới bén duyên với con đường bóng rổ chuyên nghiệp khi được đào tạo bài bản và liên tục đại diện Việt Nam thi đấu quốc tế.

Được đào tạo bóng rổ từ năm lớp 12, Tú ''Kobi'' bén duyên với con đường thi đấu chuyện nghiệp. Ảnh: Alex Nguyen.
Được đào tạo bóng rổ từ năm lớp 12, Tú "Kobi" bén duyên với con đường thi đấu chuyện nghiệp. Ảnh: Alex Nguyen.

Trước khi đến với VBA 2016, Tú “Kobi” đã dự Đại hội thể thao bãi biển tại Hải Dương - Trung Quốc (2012) và Đà Nẵng (2016), một lần dự SEAGames lần thứ 26 tại Indonesia. Và cứ như thế, bóng rổ đưa đẩy chàng sinh viên Đại học Ngân hàng rẽ theo một hướng hoàn toàn khác.

Cũng chính vì thành tích đáng kể trên mà ngay từ khi VBA 2016 tuyển quân cho các đội bóng thành viên, Ngọc Tú là một trong những cái tên trong làng bóng rổ TPHCM lọt vào tầm ngắm của các tuyển trạch viên và trở thành một phần quan trọng của HCMC Wings khi chơi đủ 21 trận dưới trướng HLV Mika Turunen.

Độ cận trong giới hạn cho phép

Cái thành viên trong đội lẫn HLV của HCMC Wings đều biết Ngọc Tú bị cận-loạn thị bởi cứ sau khi kết thúc trận đấu, thay đồ xong là tiền đạo này lại trang bị ngay cặp kính trên mặt, nhìn rất khác với hình tượng một cầu thủ ở trên sàn thi đấu. Tú chia sẻ thêm:

Nhiều khi vào sân mình cũng ném theo cảm giác bóng, nhưng với tôi, cận-loạn 2 độ là mức cho phép để chơi bóng mà không cần đeo kính chuyên dụng thi đấu. Tôi chưa bao giờ đeo kính khi thi đấu vì cảm giác không quen và sẽ cảm thấy không thoải mái”.

Cầu thủ nội xuất sắc nhất VBA 2016 thừa nhận đôi khi cũng ném theo cảm giác. Ảnh: Quang Thịnh.
Cầu thủ nội xuất sắc nhất VBA 2016 thừa nhận đôi khi cũng ném theo cảm giác khi lên rổ. Ảnh: Quang Thịnh.

Mùa giải VBA đầu tiên, trung bình anh ghi được 11.57 điểm/trận. Dễ thấy trên sân, Tú “Kobi” thường ghi những quả 2 điểm sau khi đi bóng đột phá ở khu vực hình chữ nhật với tỉ lệ thành công 44%. Trong khi đó, với hạn chế ở mắt, Tú chỉ ném thành công 11/35 quả 3 điểm qua 21 trận đấu, tỉ lệ 31.42%.

Dẫu vậy, những đóng góp của “Cầu thủ nội xuất sắc VBA 2016” cho HCMC Wings là rất đáng ghi nhận khi tiền đạo sinh năm 1990 này đã có màn trình diễn tuyệt vời. HLV Donte Hill của Danang Dragons cũng phải thừa nhận “Số 14 của HCMC Wings chơi khá hay và rất có tiềm năng để phát triển”.

Giữ gìn đôi mắt để chơi dễ dàng luyện tập thể thao

Vấn đề của Ngọc Tú và cũng như số ít các cầu thủ “local” khác ở VBA chính là không để bị các tật khúc xạ mắt như cận, viễn hay loạn thị hoặc bị nặng hơn. Tùy từng VĐV mà họ tự xác định mức “giới hạn cho phép” không cần đeo kính chuyên dụng khi thi đấu.

Một cầu thủ của Cantho Catfish đeo kính chuyên dụng khi chơi thể thao để bảo vệ mắt. Ảnh: Quang Thịnh.
Một cầu thủ của Cantho Catfish đeo kính chuyên dụng khi chơi thể thao để bảo vệ mắt. Ảnh: Quang Thịnh.

Hiện nay, không khó để bắt gặp những bạn trẻ bị tật khúc xạ mắt chơi bóng rổ. MVP local VBA 2016 rút kinh nghiệm sau nhiều năm làm bạn với mắt kính: “Các bạn cố gắng bảo vệ đôi mắt của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giữ gìn đôi mắt của mình sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động thể thao, không riêng gì bóng rổ”.

Ngay khi đã bị các tật khúc xạ về mắt, bạn vẫn có thể chơi bóng rổ nhưng cần trang bị kính chuyên dụng để bảo vệ chính bản thân mình. Như tiền đạo của HCMC Wings, anh luôn đeo kính sau khi trận đấu kết thúc để tránh phải điều tiết mắt nhiều dẫn đến việc sẽ bị cận-loạn nặng hơn.

Video: Lê Ngọc Tú toả sáng với 16 điểm, 3 steals trận playoffs gặp Buffaloes

 

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm