Để hồi sinh những "mãnh thú" sidecar cần đến bàn tay của những người thợ tài hoa cùng với hàng trăm thậm chí là hàng nghìn giờ công để phục chế lại chúng.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, những chiếc sidecar (mô tô ba) xuất hiện trở lại ngày càng nhiều trên đường phố, nhiều nhóm chơi loại xe này cũng được thành lập.
Những chiếc xe này tới từ những thương hiệu nổi tiếng như BMW (Đức), Jawa (Tiệp Khắc cũ), Trường Giang (Trung Quốc), Dnepr, Harley – Davidson (Hoa Kỳ) và đặc biệt nhiều nhất là của hãng Ural (Nga).
Khoảng 80% số lượng xe sidecar trên đường phố Việt Nam có nguồn gốc là xe thanh lí từ những đơn vị như quân đội, công an… đa phần các xe này đã không được sử dụng và bị đắp chiếu trong nhiều năm trước khi được đem ra bán lại cho những người có đam mê. Vì vậy, mà chất lượng xe đã bị xuống cấp rất nhiều từ hình thức cho tới hệ thống điện, máy móc, dẫn động…
Và để những con “mãnh thú 3 chân” này hồi sinh, gầm rú trên xa lộ thì phải cần đến bàn tay của những người thợ tài hoa cùng với hàng trăm thậm chí là hàng nghìn giờ công để phục chế lại chúng.
Cuối cùng là đoạn sơn và lắp ráp các chi tiết cho chiếc xe hoàn chỉnh để lăn bánh. (Ảnh: Hải Đăng) Nghe đơn giản như vậy nhưng thời gian hoàn thành chúng thường phải mất hàng tháng thậm chí cả năm đối với những tay chơi khó tính. (Ảnh: Hải Đăng) Trong khu xưởng rộng hơn 300m vuông, có tới hàng chục chiếc sidecar chưa hoàn tất công việc phục chế và cả những chiếc xe đã hoàn thiện...(Ảnh: Hải Đăng)...Đằng sau vẻ hùng dũng, bóng bẩy của những con “mãnh thú ba bánh” này là những giờ lao động miệt mài của anh Toàn cũng những cộng sự. Chính họ đã góp phần tạo nên một văn hóa chơi xe vô cùng đặc biệt nhưng cũng rất văn minh và hợp pháp. (Ảnh: Hải Đăng)
Chia sẻ với Webthethao, anh Toàn cho biết “Việc phục chế hay độ các loại xe sidecar luôn đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, không được nóng vội, làm sao để khi hoàn thành thì chiếc xe không chỉ đẹp về hình thức mà còn phải đảm bảo hiệu năng làm việc và đáp ứng mọi tiêu chuẩn được pháp luật quy định để lăn bánh trên đường”.