Pháp luật thể thao: Cầu thủ - VĐV cần điều kiện gì để giải phóng hợp đồng có thời hạn 4-8 tháng ngay lập tức?

thứ năm 8-11-2018 14:56:13 +07:00 0 bình luận
Nếu trót ký hợp đồng rời chợt nhận ra bản thân không phù hợp với đội bóng hoặc vì lý do cá nhân nên không thể thi đấu, cầu thủ cần phải làm gì để chấm dứt giao kèo theo hướng có lợi nhất?

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 4-8 tháng là loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, thường thấy ở các câu lạc bộ thể thao như bóng rổ hoặc bóng đá. Trong trường hợp muốn giải phóng (chấm dứt) HĐLĐ này thì cầu thủ / vận động viên (người lao động) cần:

1. Thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chấm dứt HĐLĐ;

Pháp luật thể thao: Cầu thủ - VĐV cần điều kiện gì để giải phóng hợp đồng có thời hạn 4-8 tháng ngay lập tức? - Ảnh 1.

2. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thông qua các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

Pháp luật thể thao: Cầu thủ - VĐV cần điều kiện gì để giải phóng hợp đồng có thời hạn 4-8 tháng ngay lập tức? - Ảnh 2.

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục."

Khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Khoản 1 nêu trên thì người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, g hoặc tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định đối với Điểm e của Khoản này.

3. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn vì lý do thể thao chính đáng đối với cầu thủ bóng đá, theo Khoản 3 Điều 18 Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2015:

"3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn vì lý do thể thao chính đáng:

a) Trong một mùa giải nếu cầu thủ được ra sân ít hơn 10% tổng số trận đấu chính thức của Câu lạc bộ thì cầu thủ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, cầu thủ không bị áp dụng các hình thức xử phạt thể thao nhưng có thể phải bồi thường theo hợp đồng;

b) Cầu thủ chỉ có thể được chấm dứt hợp đồng theo điểm a khoản này sau 15 (mười lăm) ngày tính từ ngày diễn ra trận đấu chính thức cuối cùng trong mùa giải của câu lạc bộ"

Trong khi mùa giải đang diễn ra thì cầu thủ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

4. Các trường hợp khác theo quy định của HĐLĐ đã ký kết giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định khác về thể dục, thể thao.

Như vậy, để chấm dứt HĐLĐ, cầu thủ / vận động viên cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra các quyết định phù hợp theo sự tư vấn như trên.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm