Nhìn lại 8 vòng của V.League 2016: Không chỉ HA.GL theo đuổi đá đẹp

thứ sáu 6-5-2016 15:28:54 +07:00 0 bình luận
Những con số thống kê chỉ ra rằng không chỉ riêng thầy trò ông Nguyễn Quốc Tuấn theo đuổi trường phái đá nhỏ, ngắn, hoặc có thể nói mang chút gì đó hơi hướng của tiki-taka sau 8 vòng đấu vừa qua.

Về cơ bản, trường phái tiki-taka là lối chơi kết hợp giữa chuyền và chạy. Các cầu thủ tổ chức phối hợp ở cự ly ngắn và trung bình liên tục với mục đích chiếm quyền kiểm soát bóng. Lối chơi này đòi hỏi các cầu thủ di chuyển không bóng với cường độ cao. Việc kết hợp giữa chuyền và chạy khiến những pha phối hợp trên sân được nhiều người ví như thêu hoa dệt gấm và được coi là lối đá quyến rũ.

Quay trở lại với V.League, khi HLV Hữu Thắng đã xác nhận ý tưởng xây dựng lối chơi phối hợp nhỏ cho ĐTVN thì câu hỏi đặt ra là các CLB trong nước có đi theo trường phái này hay không? Dễ nhận thấy rằng CLB HA.GL hiện nay với nòng cốt là những cầu thủ trưởng thành học viện HAGL JMG nhận được nhiều sự ủng hộ của người hâm mộ vì lối chơi ban bật nhỏ, nhuyễn.

Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, HA.GL đang là đội bóng chuyền nhiều nhất giải. Sau 8 vòng đấu, trung bình mỗi trận đội bóng của bầu Đức thực hiện 540 đường chuyền với tỷ lệ thành công 85%, hiệu quả nhất giải. Có tới 7 đội bóng khác cũng đạt hiệu suất chuyền bóng thành công trên 80% gồm: Hà Nội T&T, T.Quảng Ninh, QNK Quảng Nam, B.Bình Dương, SLNA, Sài Gòn, ĐTLA.

HAGL dẫn đầu về số lần chuyền bóng sau 8 vòng đấu

HAGL dẫn đầu về cả số lần lẫn hiệu suất chuyền bóng sau 8 vòng đấu.

7/8 đội bóng kể trên, trừ ĐTLA đều thực hiện chuyền bóng rất nhiều và phân chia nhau những vị trí dẫn đầu về số lượng đường chuyền trung bình sau 8 trận đã qua. Hai đội bóng vượt lên trên "Gạch" là SLB Đà Nẵng và Đồng Tháp với lần lượt 441 và 434 đường chuyền mỗi trận, hiệu suất 78% và 77%.

Nếu tính riêng tại vòng 8, Than Quảng Ninh có số lần chuyền bóng khủng nhất, lên tới 772 đường chuyền. "Quán quân" sau 7 vòng bị tụt xuống thứ 4 với 533 lần, xếp sau B.Bình Dương và SLNA. Đội bóng đất Mỏ cũng đạt hiệu suất cao nhất: 91%. Trong khi đó con số này ở HA.GL là 83%, ngang hàng với SLNA và Hà Nội T&T.

Trước đội đứng chót bảng Đồng Tháp, T.Quảng Ninh chuyền bóng rất nhiều.

Trước đội đứng chót bảng Đồng Tháp, T.Quảng Ninh chuyền bóng rất nhiều.

 

Chuyền bóng nhiều không có nghĩa là tạo ra nhiều cơ hội. T.Quảng Ninh dẫn đầu về số lượng đường chuyền ở vòng vừa rồi, nhưng những cơ hội được tạo ra từ các đường chuyền hiểm hóc không thực sự nhiều. Họ chỉ đạt 61% hiệu suất với 18 đường chuyền hiểm hóc. Con số khá bất ngờ đến từ SHB Đà Nẵng, 100% những đường chuyền được cho là hiểm hóc đều được các cầu thủ đội bóng sông Hàn đưa tới chân đồng đội.

Trong khi đó, HA.GL chỉ đạt hiệu suất 50% với 5 đường bóng thành công. Con số này khiến họ xếp sau 9 đội bóng

Chỉ tung ra 4 đường chuyển hiểm hóc, đội bóng sông Hàn thành công cả 4 lần.

Chỉ tung ra 4 đường chuyển hiểm hóc, đội bóng sông Hàn thành công cả 4 lần.

Tương tự như T.Quảng Ninh, HA.GL cũng không khá khẩm hơn trong việc tự tạo ra cơ hội cho mình. Dẫn đầu gần như tuyệt đối sau 8 vòng đấu, nhưng họ chỉ có trung bình 13 đường chuyền hiểm hóc mỗi trận,  ngang hàng với 3 đội bóng chuyền rất ít là FLC Thanh Hóa, S.Khánh Hòa và SHB Đà Nẵng.

Về tốc độ đường chuyền, đoàn quân của HLV Nguyễn Quốc Tuấn vẫn phải xếp sau T.Quảng Ninh khi chuyền trung bình 15,2 đường mỗi phút, thua 0,1 so với đối phương. Đứng ngay sau HA.GL là Đồng Tháp với 15 đường chuyền. Con số này ở một đội bóng khác cũng theo đuổi lối chơi phối hợp nhỏ Hà Nội T&T là 14,7.

Chỉ số quan trọng nhất và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của cách chơi Tiki-taka là thời gian kiểm soát bóng. Khá bất ngờ khi HA.GL không phải là đội cầm bóng hiệu quả nhất, mà chỉ đứng thứ 3 khi họ chỉ cầm bóng trung bình 56% mỗi trận, dù thời gian cầm bóng của đội bóng này nhiều nhất V.League hiện nay, với 30'29. Đội dẫn đầu về khả năng này là QNK Quảng Nam với 57%. Đây cũng là điều bất ngờ không kém việc HA.GL để tuột ngôi đầu trong việc làm chủ thế trận. 

Hà Nội T&T và HA.GL phải đứng sau QNK Quảng Nam về thời lượng kiểm soát bóng sau 8 vòng đấu.

Hà Nội T&T và HA.GL phải đứng sau QNK Quảng Nam về thời lượng kiểm soát bóng sau 8 vòng đấu.

Với những số liệu thống kê kể trên, có thể thấy HA.GL không phải là đội bóng chơi với tư duy phải kiểm soát thế trận trước khi tìm đường đưa bóng vào lưới đối phương. Đáng chú ý là thời gian thực của trận đấu không nhiều, chưa đến 60 phút, dù trận đấu diễn ra trong 90 phút. Rất có thể đó là lý do khiến V.League vẫn chưa thực sự hấp dẫn trong mắt người hâm mộ nước nhà.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm