Nhưng chưa đủ, bởi những hình thức ấy chưa phải là bản chất thật sự của sự trừng phạt, khi đặt bên cạnh hậu quả mà pha phạm lỗi ấy để lại.
Các nhà làm luật cho rằng: “Sự trừng phạt là một hình phạt do xã hội áp đặt lên các cá nhân vì những hành động sai phạm của họ”. Nhìn theo cách này thì mục đích của sự trừng phạt là cách đền bồi cho điều sai trái đã làm – “ăn miếng trả miếng”, hoặc một số tiền phạt thích hợp, hoặc một thời hạn trong tù cho việc phạm tội.
Nhưng cũng có quan điểm đặt vai trò cao hơn, rằng sự trừng phạt phải cải tạo kẻ phạm tội và ngăn cản những người khác có hành động tương tự. Điều đúng đắn nên làm là hướng tới tương lai và trừng phạt một người là để ngăn anh ta và những người khác không phạm phải điều sai trái nữa.
Nói chung, trong một xã hội pháp quyền, việc trừng phạt cố đạt được cả 3 mục tiêu: đền bồi, cải tạo và răn đe. Thông thường, những người phạm tội lần đầu và những người trẻ tuổi thường nhận hình phạt nhẹ hơn những tên tội phạm thường xuyên đối với cùng những vi phạm.
Ở góc độ phân tâm học, Freud cho rằng một người cảm thấy có tội muốn bị trừng phạt để tâm hồn được bình yên…
Vậy câu hỏi là, án phạt của Ban Kỷ luật VFF đưa ra có đáp ứng được với khái niệm trừng phạt kia không?
Ở đây không tranh cãi về độ nặng hay nhẹ mà Quế Ngọc Hải phải gánh chịu mà là phần phía sau của nó.
Sau khi thụ án, liệu có đảm bảo Quế Ngọc Hải sẽ không còn những cú ra chân như vậy? Hoặc bản án này có khiến những cầu thủ khác chùn chân trong những pha bóng tiếp theo ở V.League?
Hay, theo cách phân tích của Freud, Hải có cảm thấy bình yên sau án phạt này?
Một án kỷ luật đưa ra, bao giờ cũng gây ra tranh cãi và có độ thiếu thuyết phục của nó. Nhưng tôi tin rằng, ngay cả khi án phạt của Ban Kỷ luật chưa được đưa ra thì Quế Ngọc Hải đã có một bản án cho riêng mình: Đó là thiện cảm của khán giả, NHM đã nhìn Hải với con mắt khác.
Đó có lẽ là điều mất mát nhiều hơn, đặc biệt với một cầu thủ trẻ.
Còn với những người ra án, như Ban Kỷ luật hay VFF, đôi khi những quyết định của họ như là phục vụ quyền lợi cho những người ra án hơn là muốn có một bản án công tâm và đúng bản chất giáo dục của cái gọi là “sự trừng phạt trong bóng đá”.
Song An