Những điều VĐV cần biết về ảnh hưởng của nhiễm độc kim loại nặng

thứ bảy 30-4-2016 17:38:49 +07:00 0 bình luận
Chất độc trong môi trường biển, cụ thể là kim loại nặng nếu quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây tác hại đến sức khỏe đối với con người

Hiện tượng cá chết dạt bờ bất thường tại các vùng ven biển miền Trung gây ra sự lo ngại nhất định đối với các hoạt động vui chơi, giải trí và thể thao ngoài biển. Ngày 28/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng công bố thông tin kiểm nghiệm mẫu nước biển tại Đà Nẵng ngay sau khi nhận được phản ánh hiện tượng trên. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép.

"Kết quả xét nghiệm cho thấy, so với giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển vùng biển ven bờ “Vùng bãi tắm biển, thể thao giới nước” của QCVN 10-MT: 2015/BTNMT thì các thông số như: pH, DO (lượng oxy hòa tan trong nước), TSS (tổng chất rắn lơ lửng), NH4+ N (Amoni), Cr6+ (Crom 6), Pb (Chì), Hg (thủy ngân), CN- (Xyanua) cho thấy, các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước."

Trước đó, thông tin từ Sở Tài nguyên Môi trường Thừa Thiên Huế cho biết: Kim loại nặng Crom có trong mẫu nước lấy từ khu vực đầm Lập An và cửa biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc, đã gấp 9 lần mức cho phép theo quy chuẩn quốc gia sau khi Huế xảy ra hiện tượng cá biển chết bất thường dạt vào bờ. Nguyên nhân cá biển, cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước dẫn đến sự cố cá chết hàng loạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng kết quả đo đạc các mẫu nước ở đầm Lập An cho thấy, kết quả các thông số về Tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) đã vượt giới hạn cho phép

Bảng kết quả đo đạc các mẫu nước ở đầm Lập An cho thấy, kết quả các thông số về Tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) đã vượt giới hạn cho phép

Kim loại nặng có tác hại như thế nào đối với sức khỏe con người?

Theo tài liệu công bố của Tổ chức y tế Thế giới WHO, trong số các kim loại nặng, tiếp xúc với chì, thủy ngân, cadmium và asen là đặc biệt có hại có sức khỏe cho con người. Kim loại nặng vào cơ thể con người thông qua ba đường: Hô hấp, Ăn uống, Hấp thu.

Hô hấp: không khí thở bị ô nhiễm kim loại nặng do các hoạt động của con người và hiện tượng tự nhiên.

Ăn uống: Kim loại nặng có thể vào cơ thể con người bằng con đường ăn uống. Những động vật ăn thịt, thực phẩm từ động vật bị nhiễm độc kim loại nặng là nguồn chính khiến con người bị nhiễm. Hoặc do con người uống nước từ nguồn bị nhiễm nước thải công nghiệp.

Hấp thu: tiếp xúc với không khí hoặc đất bị nhiễm bệnh là con đường chính khiến cơ thể dễ bị nhiễm kim loại gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới tim mạch gây tử vong.

Cụ thể, Chromium và cadmium có thể gây ung thư phổi. Chì có thể gây ra rối loạn thiếu máu, liệt não và thận. Đặc biệt, thủy ngân có thể dẫn đếm viêm miệng, run, rối loại thần kinh. Trong khi đó, Asen có thể gây giảm sắc tố, bệnh tiểu đường và ung thư da.

Cá chết hàng loạt ở Trung Quốc do mật độ Ammonia Nitrogen (NH3-N) quá cao (Ảnh: abcNews)

Cá chết hàng loạt ở Vũ Hán (Trung Quốc) do mật độ Ammonia Nitrogen (NH3-N) quá cao

Chromium có thể gây ra những triệu chứng gì?

Chromium có thể gây ra hậu quả nặng nề về mắt, da, đường tiêu hóa, và kích ứng đường hô hấp. Nếu hít phải lượng cao có thể gây kích ứng niêm mạc, loét mũi; sổ mũi; và các vấn đề hô hấp như hen suyễn, ho, khó thở, hoặc thở khò khè.

Nếu tiếp xúc với da có thể gây loét da. Các biểu hiện gồm da đỏ tấy hoặc sưng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây tổn thương gan, thận, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh mô, cũng như kích ứng da.

Tham khảo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10-MT:2015/BTNMT

QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển vùng biển ven bờ

QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển vùng biển ven bờ

 

QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển vùng biển gần bờ

QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển vùng biển gần bờ

 

QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển vùng biển xa bờ

QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển vùng biển xa bờ

Được biết, Sở Tài nguyên và mội trường Đà Nẵng đã giao cho Trung tâm kỹ thuật môi trường tiếp tục lấy mẫu phân tích chất lượng nước biển và lập kế hoạch quan trắc sinh học chất lượng nước biển trong thời gian 30 ngày tiếp theo để tình hình, công bố 02 ngày 1 lần trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm kỹ thuật môi trường kể từ ngày 28/4.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm