Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy trăn trở vì nhiều CLB Việt Nam chưa chú trọng sức khỏe cầu thủ

thứ năm 12-4-2018 17:31:22 +07:00 0 bình luận
Trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân qua đời vào ngày 7/4 để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và sơ cứu khi hoạt động quá sức, trong đó có sốc nhiệt.

Trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân qua đời vào ngày 7/4 để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và sơ cứu khi hoạt động quá sức, trong đó có sốc nhiệt.

>>> Kiểm tra y tế từng "cứu" một cựu trợ lý FIFA của Việt Nam

>>> Đường biên tạm biệt anh, người cầm cờ giữa lằn ranh công lý 

- 20h50: Độc giả đặt câu hỏi: 

* Khi chạy nóng có dội nước lên người hay không? (Độc giả Bình Lê)

Bác sỹ Đinh Linh: Cứ qua bất kỳ chặng checkpoint nào khi chạy giải nếu còn thừa nước uống thì cũng nên dội lên người. Việc dội nước không vấn đề gì cả.

Bác sỹ Đinh Linh (trái) thuộc Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ ở talkshow về sốc nhiệt trong thể thao. Hình ảnh: Trung Thu.
Bác sỹ Đinh Linh (trái) thuộc Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ ở talkshow về sốc nhiệt trong thể thao. Ảnh: Trung Thu.

* Nhiều người mặc áo mưa để ép cân, như vậy có đúng hay không? (Độc giả John Nguyễn Minh)

Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy: Tôi nghĩ cần nghiên cứu thêm vì tôi thấy không ổn lắm. Khi chúng ta mặc áo mưa chạy thì ra nhiều mồ hôi mà khi uống nước vào thì vẫn bù lại nước. Nếu là Ép cân thì cần ăn ít, tập nhiều, dùng năng lượng trong cơ thể có sẵn để tập luyện.

Ironman Ngọc Lâm: Tôi nghĩ là tùy từng yêu cầu của giải đấu đấy, trước giải đấu cần phải cân cân nặng để thi đấu thì người ta ép tức thời xuống.

Bác sỹ Đinh Linh: Tôi nghĩ một số người sử dụng việc mặc áo mưa vì muốn cơ thể thích nghi với điều kiện thời tiết ví dụ họ từ vùng lạnh sang vùng nóng thi đấu chẳng hạn.

Ironman Đặng Ngọc Lâm từng bị sốc nhiệt, anh có những chia sẻ từng chính thực tế của bản thân với các độc giả của Webthethao.vn. Hình ảnh: Trung Thu.
Ironman Đặng Ngọc Lâm từng bị sốc nhiệt, anh có những chia sẻ từng chính thực tế của bản thân với các độc giả của Webthethao.vn. Ảnh: Trung Thu.

* Theo tôi biết, với phong trào chạy phát triển, nhiều người uống thuốc giảm đau trước ngày thi đấu, như vậy có tốt hay không? (Độc giả Lâm Phạm)

Bác sỹ Đinh Linh: Chắc chắn theo tôi nghĩ là không hay vì đau đến mức phải uống thuốc giảm đau thì không ổn. Cả năm có rất nhiều giải, đau thì nên dừng lại. Tôi không dám khẳng định uống thuốc giảm đau là bị sốc nhiệt nhưng tăng khả năng bị bệnh đó. Tôi không khuyến khích làm như vậy. Thể thao không phải vì thành tích. Nếu đang đau, đang mệt thì không nên cố sức với người nghiệp dư.

Bác sỹ Trọng Thủy: Với thể thao chuyên nghiệp thì lúc đó cần đưa lên bàn cân, thành tích một tập thể quan trọng hay một người là quan trọng hơn. Nếu nguy hiểm đến tương lai sự nghiệp của cầu thủ hay tổn thương nặng nền hơn thì phải cấm. Thế nhưng, đau 1 chút xíu, không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này mà thành tích của cả tập thể thì cần cố gắng.

Video: Toàn bộ talkshow số 79 - Sốc nhiệt trong thể thao của Webthethao.vn.

 

* Nhiều lúc hơi đuối sức, người tôi gai gai lạnh có phải triệu chứng của sốc nhiệt hay không? (Độc giả Như Nguyễn)

Bác sỹ Trọng Thủy: Tôi nghĩ cái này do năng lượng của bạn chưa đủ, quá sức để chạy đến ngưỡng đó. Nếu hơi quá sức, lúc đó bạn nên điều chỉnh lại.

Ironman Ngọc Lâm: Tôi chơi 3 môn, chạy là môn tôi yếu nhất, chưa bao giờ tôi bị tình trạng như vậy bao giờ. 

* Liệu thanh thiếu niên độ tuổi 10 – 15 tuổi khi tham dự chạy 10km có quá sức không? (Độc giả Lê Nguyễn)

Bác sỹ Đinh Linh: Theo tôi là không nên chạy quá dài khi tuổi còn trẻ vì khả năng điều nhiệt của trẻ kém. Một đứa trẻ 10 tuổi là không nên chạy dài vì cơ thể đang quá trình phát triển, hệ thống dây chằng, sụn khớp đang phát triển. Tôi nghĩ là nên tập chạy 2,3 km thôi. Đứa trẻ chỉ cần quen với hoạt động, chơi các trò chơi vận động và xa rời công nghệ. 

- 20h40: Công tác tổ chức kiểm tra sức khỏe ở VĐV chuyên nghiệp và phong trào diễn ra như thế nào? 

Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy: Tôi trăn trở về điều này trong nhiều năm nay. Ở đội tuyển quốc gia trước tập huấn, chúng tôi đều cho các cầu thủ kiểm tra sức khỏe toàn diện theo đúng chuẩn FIFA từ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,... tức mọi thứ từ trong ra ngoài.

Tim mạch là lưu ý nhiều nhất, trường hợp khó thì chuyển sang bên bệnh viện Bạch Mai. Về ĐTQG, kiểm tra sức khỏe ban đầu đều làm tốt.

Thế nhưng, tôi đi nhiều đội chuyên nghiệp, ý thức về kiểm tra sức khỏe cho bản thân cầu thủ chưa cao. Nhiều CLB nộp ảnh, nộp tên, rồi đến khám sơ sài, cho đủ thôi rồi được cấp cho cái giấy. Cái đó tôi thấy rằng nguy hiểm vô cùng. Tôi không dám nói sâu nhưng về ý thức chúng tôi phát hiện ra bệnh lý tim mạch, một số cầu thủ đã mắc. Chính ban lãnh đạo còn nói bạn ấy chơi bao nhiêu năm nay có sao đâu.

Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy (phải) cho biết còn nhiều cầu thủ, CLB ở Việt Nam vẫn chưa làm nghiêm túc vấn đề kiểm tra sức khỏe. Hình ảnh: Trung Thu.
Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy (phải) cho biết còn nhiều cầu thủ, CLB ở Việt Nam vẫn chưa làm nghiêm túc vấn đề kiểm tra sức khỏe. Ảnh: Trung Thu.

Ironman Ngọc Lâm: Ở giải phong trào, mọi người vẫn ký cam kết, tự chịu trách nhiệm về sức khỏe. Nếu mình bắt họ nộp thì cũng không ăn thua vì số lượng quá đông, khó làm được. Quan trọng, BTC phải có kế hoạch, phải có 1 đội ngũ bác sỹ y tá phải hiểu biết về bệnh lý hay gặp trong chạy bộ như sốc nhiệt chẳng hạn để sẵn sàng ứng phó.

Bác sỹ Đinh Linh: Tôi cũng chạy nhiều giải cả trong và ngoài nước, có tham gia tổ chức nữa. Tôi nhất trí là không thể khám sức khỏe cho cả ngàn người tham dự một lúc. CLB châu Âu cũng ký hợp đồng cầu thủ, khám kỹ lưỡng gấp nghìn lần Việt Nam mà trường hợp đó vẫn xảy ra.

Chúng ta cần tạm bằng lòng có bản cam kết về sức khỏe, xác suất mắc phải thì nhỏ thôi. Tôi đồng ý với anh Lâm là BTC phải được tập huấn về bệnh lý có thể xảy ra, phải chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết như máy trợ tim, máy sốc điện,…

- 20h30: Sơ cứu người bị sốc nhiệt như thế nào?

Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy: Tổn thương do hệ thần kinh trung ương là do nhiệt độ trong và  ngoài ảnh hưởng, làm mọi cách để hạ nhiệt, phải đưa vào chỗ mát vì liên quan đến thải nhiệt, bức xạ nhiệt, giảm nhiệt theo cơ chế là 60%. Sau đó, phải làm mát cho bệnh nhân ngay như lau bằng khăn mắt, ngâm vào bể nước mát. Trước đây, có trường phái ngâm vào nước lạnh. ĐH Havard ngâm vào 20 – 25 độ là phù hợp nhất.

Trong khi đó, bác sỹ Linh khẳng định phải sơ cứu trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Một người bình thường có thể làm được sơ cứu và có thể thay đổi cục diện hoàn toàn. Với sốc nhiệt, bị nặng là bệnh nhân có thể không qua khỏi, bệnh nhân bị nặng vừa như anh Lâm phải mất 2 tháng hồi phục, nếu nhẹ thì chỉ 1 giờ đến 1 ngày là khỏi. 

Bác sỹ Đinh Linh khẳng định khi bệnh nhân bị sốc nhiệt phải sơ cứu trước khi đưa đến bệnh viên điều trị. Hình ảnh: Trung Thu.
Bác sỹ Đinh Linh khẳng định khi bệnh nhân bị sốc nhiệt phải sơ cứu trước khi đưa đến bệnh viên điều trị. Ảnh: Trung Thu.

- 20h10: Sốc nhiệt là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy: Sốc nhiệt là bệnh lý cơ thể con người tiếp xúc với luồng nhiệt chênh lệch cao với nhiệt độ cơ thể. Trên thế giới và Việt Nam mỗi năm tôi được biết thì có một vài trường hợp mắc phải ở các nước khác nhau kể cả vùng nóng hay lạnh.

Bác sỹ Đinh Linh: Sốc nhiệt trong dân gian thường gọi là say nắng, say nóng. Sốc nhiệt là hiện tượng nặng nhất khi say nắng, say nóng. Nhiệt độ trung tâm cơ thể cao quá 40 độ dẫn đến mất định hướng, nặng là hôn mê. Nguyên nhân hàng đầu tử vong ở người bình thường tập luyện thể thao quá sức.

Các VĐV chuyên nghiệp cũng có thể bị nhưng yếu tố nền tảng là thể lực càng kém càng dễ xảy ra. Càng ít tập luyện thì khả năng thích nghi kém hơn, còn VĐV chuyên nghiệp thì mọi thứ tốt hơn. Xác suất ở họ thì thấp hơn người bình thường.

- 19h50: Ba vị khách mời bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy, bác sỹ Đinh Linh và Ironman Đặng Ngọc Lâm đã có mặt tại trường quay cùng MC Hoàng Long.

Bác sỹ Đinh Linh, Ironman Đặng Ngọc Lâm và bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy (từ trái sang phải). Hình ảnh: Trung Thu.
Bác sỹ Đinh Linh, Ironman Đặng Ngọc Lâm và bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy (từ trái sang phải). Ảnh: Trung Thu.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Sốc nhiệt và những điều chưa biết trong giới cầu thủ chuyên nghiệp

>>> Sốc nhiệt - "Thủ phạm" từng khiến nhiều VĐV và cầu thủ nguy kịch

>>> Dân chạy bộ nói gì về hiện tượng sốc nhiệt?

>>> Môn thể thao nào dễ gặp sốc nhiệt nhất?

Theo kết quả thăm khám của bệnh viện Bạch Mai, trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân bị sốc nhiệt khi tiến hành kiểm tra thể lực chuẩn bị cho Giải hạng nhất 2018 vào chiều 2/4. Sau đó, anh bị suy thận dẫn đến tử vong vào ngày 7/4.

Để có cái nhìn rõ nét hơn về "sốc nhiệt trong thể thao", vào lúc 20h00 tối nay (12/4), Webthethao.vn sẽ thực hiện buổi trao đổi, chia sẻ về chủ đề này cùng với các vị khách mời: bác sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ, bác sỹ Đinh Linh và Ironman Đặng Ngọc Lâm.

Đôi nét về các khách mời:

- Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy: 10 năm làm việc cho các đội bóng với vai trò bác sỹ, trong đó, anh đã và đang gắn bó với đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam.

- Bác sỹ Đinh Linh: Viện tim mạch quốc gia Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai

- VĐV chạy phong trào Đặng Ngọc Lâm: 1 trong 3 Ironman người Việt Nam đầu tiên.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm