Những thay đổi của luật bóng đá áp dụng ngay ở VCK EURO 2016

thứ sáu 10-6-2016 20:06:57 +07:00 0 bình luận
Mùa hè nước Pháp năm nay còn là thời điểm để NHM cùng các cầu thủ và HLV làm quen với những luật lệ mới của bóng đá.

Mùa hè nước Pháp năm nay còn là thời điểm để NHM cùng các cầu thủ và HLV làm quen với những luật lệ mới của bóng đá.

Mùa hè nước Pháp năm nay còn là thời điểm để NHM cùng các cầu thủ và HLV làm quen với những luật lệ mới của bóng đá. Đây là kết quả của 18 tháng Hội đồng làm luật của FIFA (IFAB) cân nhắc và quyết định thay đổi một số quy định nhằm giúp bóng đá công bằng hơn và hạn chế bớt những trò gian lận.

1. Trọng tài có quyền phất thẻ đỏ trong mọi sự cố xảy ra trước tiếng còi khai cuộc một trận đấu, dù đội bị phạt có quyền thay thế cầu thủ bị đuổi để vẫn ra sân với đủ 11 người. Quy định mới còn cho biết cầu thủ có thể bị đuổi bất cứ lúc nào từ lúc trọng tài bước vào sân để làm thủ tục kiểm tra trước trận đấu. Nhằm ngăn các cầu thủ lấn sang phần sân đối phương ở thời điểm giao bóng, cầu thủ giao bóng nay không còn buộc phải đưa bóng về phía trước.

Nhằm ngăn các cầu thủ lấn sang phần sân đối phương ở thời điểm giao bóng, cầu thủ giao bóng nay không còn buộc phải đưa bóng về phía trước.

Nhằm ngăn các cầu thủ lấn sang phần sân đối phương ở thời điểm giao bóng, cầu thủ giao bóng nay không còn buộc phải đưa bóng về phía trước.

2. Luật trừng phạt “3 trong 1” không phải lúc nào cũng dành cho cầu thủ phạm lỗi khi ngăn cản bàn thua mười mươi sẽ bị phạt thẻ đỏ, đội nhà chịu phạt đền và bị cấm thi đấu thêm trận nữa. Thay vào đó, thẻ đỏ sẽ giảm xuống thành thẻ vàng nếu trọng tài xác định cầu thủ cố gắng phá bóng

Nhưng các lỗi bị xếp loại “chuyên nghiệp” như dùng tay chơi bóng, vật lộn hoặc hành hung đối thủ vẫn phải nhận thẻ đỏ. Hơn nữa, cầu thủ từ nay có thể bị phạt về tội có hành vi bạo lực ngay cả khi chưa đụng vào đối phương.

3. Những cầu thủ thực hiện đá phạt đền mà dừng lại làm động tác giả từ nay sẽ phải nhận thẻ vàng và chuyển sang đá quả phạt gián tiếp chứ không được đá lại. Tuy nhiên, luật vẫn cho phép cầu thủ đá phạt đền chạy lắt léo đến chấm 11m. Các nhà làm luật hy vọng giải pháp này cũng sẽ chấm dứt tình trạng thủ môn sớm băng lên khỏi vạch cầu môn và lỗi này cũng phải nhận thẻ vàng.

Cũng liên quan đến đá 11m, cú đá sẽ coi như chưa chấm dứt cho đến lúc bóng ngừng lăn. Đấy là bài học rút ra từ chung kết Moroccan Cup mới đây, khi một thủ môn cản được quả đá luân lưu 11m rồi chạy lên mừng chiến thắng, nhưng bóng bỗng xoáy ngược lại vào lưới nên bàn thắng vẫn được công nhận.

5. Từ nay, cầu thủ sẽ được điều trị chấn thương mà không phải rời sân, nếu cầu thủ phạm lỗi với họ phải nhận thẻ. Quy định mới này sẽ chấm dứt hiện tượng các đội là “nạn nhân” chịu thiệt về người khi trọng tài cho trận đấu tiếp tục.

Ngoài ra, các cầu thủ chấn thương có thể được đều trị trên sân tới 20 giây và vẫn ở lại chỗ cũ, thay vì di chuyển ra đường biên và chờ trọng tài gật đầu cho phép trở lại thi đấu. Bên cạnh đó, mọi cầu thủ vô tình văng mất giày vẫn được phép tiếp tục thi đấu cho đến khi bóng “chết”.

Nếu luật mới được áp dụng thì cho dù Luis Suarez đẩy được bóng ra, trọng tài vẫn công nhận bàn thắng cho Dominic Adiyiah.

Nếu luật mới được áp dụng thì cho dù Luis Suarez đẩy được bóng ra, trọng tài vẫn công nhận bàn thắng cho Dominic Adiyiah.

6. Luật mới cũng quy định các pha đá phạt do lỗi việt vị nay được đặt ở vị trí của cầu thủ chuyền bóng thay vì cầu thủ bị bắt lỗi việt vị. Ngoài ra, đội nào có dự bị hoặc thành viên trong ban huấn luyện làm trận đấu gián đoạn, đội đó sẽ phải chịu quả đá phạt trực tiếp thay vì gián tiếp như trước.

7. Một thay đổi khác là từ nay, cầu thủ không còn cần phải đợi tới lúc trận đấu gián đoạn mới được trở lại sân sau khi ra ngoài thay trang phục. Dù vậy, quần lót của cầu thủ buộc phải trùng màu với quần của họ, hoặc trùng với đường viền của quần.

8. Tùy thuộc điều kiện thời tiết quá nóng bức hoặc ẩm ướt, ban tổ chức có thể cho trận đấu tạm ngừng để cầu thủ uống nước.

Cuối cùng, IFAB đang cân nhắc sau VCK EURO 2016 sẽ giới thiệu luật “penalty goals” (tạm dịch là “những bàn thắng do bị phạt”) nhằm ngăn cản những cầu thủ cố tình phạm luật để đội nhà được hưởng lợi như dùng tay chặn bóng trên vạch cầu môn.

Đây là bài học từ tình huống Luis Suarez (Uruguay) cản cú sút của Dominic Adiyiah (Ghana) ở tứ kết World Cup 2010, chấp nhận để đội nhà chịu phạt đền và mất người thay vì một bàn thua trông thấy, khiến sau đó Uruguay vào bán kết do Asamoah Gyan đá hỏng phạt đền của Ghana. Nếu luật mới được áp dụng thì cho dù Luis Suarez đẩy được bóng ra, trọng tài vẫn công nhận bàn thắng cho Dominic Adiyiah.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm