Khi đá luân lưu 11 mét không chỉ là may rủi

thứ bảy 25-6-2016 16:46:31 +07:00 0 bình luận
Ba mươi năm sau khi Panenka giúp Tiệp Khắc cũ vô địch châu Âu sau loạt đá luân lưu 11 mét, loạt “đấu súng” này thường xuyên được dùng để phân định thắng bại.

Kể từ Tiệp Khắc đánh bại Tây Đức 5-3 bằng đá penalty sau khi hòa 2-2, đã có thêm 14 trận đấu tại các kỳ EURO được quyết định bằng sút luân lưu, gồm 2 trong 3 giải đấu gần đây.

Với phiên bản mới mở rộng số đội tham dự, EURO 2016 có tới 15 trận đấu loại trực tiếp so với 7 từ năm 1996.

Điều đó cũng có nghĩa rằng, khả năng các đội bóng phải giải quyết bằng những loạt sút từ chấm 11 mét sẽ tăng lên. Đó là cách thử thách cực độ cho dây thần kinh của các cầu thủ, nhưng cũng phải cần đến cả yếu tố may mắn.

Sau chiến thắng vào năm 1976, Tiệp Khắc và sau đó là CH Czech đã trải qua thêm hai lần phải đá luân lưu tại EURO và đều thành công cả hai, thậm chí vẫn chưa từng sút hỏng cú sút nào.

Đội tuyển Đức rõ ràng là học được từ kinh nghiệm từ thất bại của mình và nhanh chóng trở thành một chuyên gia ở lĩnh vực này. Họ đã toàn thắng bằng sút luân lưu 11 mét ở cả 4 kỳ World Cup sau đó và đánh bại đội tuyển Anh một lần khác ở bán kết EURO 1996.

Đã có sự khác biệt giữa sút luân lưu 11 mét với sút penalty trong thời gian chính thức

Đã có sự khác biệt giữa sút luân lưu 11 mét so với sút penalty trong thời gian thi đấu chính thức

Là chủ nhà của giải đấu năm 1996, Anh được biết đến là một trong những đội bóng sút penalty tệ nhất trong lịch sử. Ở World Cup và EURO, họ từng thua tới 6 trong 7 lần “đấu súng” mà thành công duy nhất là trong trận tứ kết thắng Tây Ban Nha tại EURO 1996.

Hai cái tên khác cũng đặc biệt sợ những loạt sút từ chấm 11 mét là Hà Lan với kết cục thua 5 trong số 7 lần và Italia thua 5 trong số 8. Riêng Azzurri liên quan đến hai sự kiện nổi bật là chung kết World Cup 1994 thua Brazil và chung kết World Cup 2006 thắng Pháp.

Nếu người Czech và người Đức không bao giờ thua hay hiếm khi bỏ lỡ, trong khi Anh và Hà Lan gần như luôn thất bại, điều chắc chắn rằng đã xuất hiện những ý tưởng cho rằng toàn bộ những loạt sút luân lưu 11 mét là một trò “xổ số” may rủi.

Luôn có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt cho cả người sút lẫn người bắt penalty

Luôn có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt cho cả người sút lẫn người bắt penalty

Màn “đấu súng” đã tạo ra một số lượng lớn nghiên cứu trong những năm gần đây trong nỗ lực để tìm ra một chiến lược tối ưu cho cả người sút phạt lẫn người cản phá.

Nhà phân tích dữ liệu Robert O'Connor cho biết, tiền đạo có tỷ lệ thành công khi sút luân lưu đạt 83%, trong khi hậu vệ chỉ có 73%. Ngoài ra, các cầu thủ dưới 22 tuổi đạt tỷ lệ thành công 85%, trong khi các đồng đội nhiều tuổi hơn chỉ có 78%.

Đã có tới gần 30% số cú sút phạt luân lưu thực hiện thất bại, một tỷ lệ cao hơn nhiều so với khi trận đấu đang diễn ra trong thời gian chính thức. Không nghi ngờ rằng điều đó đã phản ánh các dây thần kinh có liên quan và chỉ ra thực tế là các cú sút penalty thường được trao cho những cầu thủ không bao giờ hoặc ít thực hiện thử thách này.

Glenn Hoddle, HLV đội tuyển Anh tại World Cup 1998, bác bỏ ý tưởng của việc tập sút penalty khi ông cảm thấy nó luôn tạo ra căng thẳng và áp lực.

Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi David Batty, một trong những cầu thủ sút hỏng penalty trước Argentina, sau này thừa nhận không bao giờ thực hiện thêm một quả penalty trong sự nghiệp của mình.

Trung vệ Gareth Southgate bị nỗi ám ảnh đeo bám nhiều năm sau khi nỗ lực yếu ớt của ông đã kết thúc giấc mơ của “Tam sư” tại EURO 1996.

Cũng không có gì ngạc nhiên khi Gary Lineker, người đã thực hiện 50 quả sút penalty trong phiên đào tạo ngày hôm trước, đã thất bại trong loạt đá luân lưu ở bán kết World Cup 1990 dưới tay người Đức.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm