Vì sao quá nhiều VĐV Mỹ dự Olympic túng quẫn?

Du Yên
thứ sáu 13-8-2021 8:45:40 +07:00 0 bình luận
Đoàn Mỹ tiếp tục giành vị trí số 1 Olympic tại Tokyo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa cuộc sống của họ giàu sang, hạnh phúc.

Thống kê cho biết khoảng 60% VĐV nổi tiếng không biết cách quản lý tài chính chặt chẽ là nguyên nhân khiến họ có thành tích tại Olympic nên được thưởng những khoản tiền khổng lồ, nhưng rốt cuộc vẫn lâm vào cảnh túng quẫn. Bên cạnh đó, nhiều VĐV dự Olympic rơi vào cuộc sống khó khăn còn do họ sẽ không có xu nào, trừ phi có huy chương.

Đề tài "Vì sao quá nhiều VĐV Mỹ dự Olympic túng quẫn?" vừa được đưa ra trao đổi với các ngôi sao thể thao Mỹ.

Tham dự bàn tròn có:

- Michael Fred Phelps, VĐV thành công nhất lịch sử Olympic với 28 huy chương, giữ nhiều HCV Olympic nhất mọi thời đại, cả về cá nhân lẫn đồng đội 

- Lauryn Williams: VĐV chạy nước rút từng vô địch 100m thế giới, HCB Olympic và các giải VĐTG.

- Monica Aksamit: VĐV đấu kiếm có HCĐ đồng đội tại Olympic.

- Margaret Ann Steffens: VĐV bóng nước có HCV Olympic 2012, 2016 và 2020.

Kình ngư huyền thoại Michael Fred Phelps.

- Người dẫn chương trình: Một số vận động viên Olympic kiếm được hàng triệu đô la. Nhưng một nghiên cứu toàn cầu gần đây về 500 vận động viên ưu tú cho thấy gần 60% không cho rằng họ có tài chính ổn định. Tình trình căng thẳng tài chính là rất lớn. Đó là bởi vì trừ khi giành được huy chương Olympic, các vận động viên không được trả tiền chỉ để thi đấu.

- Lauryn Williams: Chúng ta thường thấy ai đó lúc nào cũng xuất hiện trên truyền hình nên tin rằng mọi VĐV dự Olympic đều nổi tiếng, tất cả những gì cần phải làm là đoạt huy chương rồi trở thành giàu có. Sự thật thật ra khác xa.

- Người dẫn chương trình: Họ cũng có một danh sách dài các chi phí để luyện tập cho môn của mình.

- Lauryn Williams: Và người ta còn phải có trách nhiệm với HLV, đảm bảo HLV được trả lương và bồi thường thoải đáng. Lại còn các chuyên gia trị liệu xoa bóp, chuyên gia dinh dưỡng. Những điều đó dễ dàng biến khoản tiền kiếm được 250.000 đô la thoắt cái chỉ còn 125.000 đô la.

- Người dẫn chương trình: Nếu vậy, các VĐV dự Olympic kiếm tiền bằng cách nào? Và tại sao vẫn chưa đủ để đến mức túng quẫn? Không giống như Anh hoặc Singapore, VĐV Mỹ dự Olympic không được trả tiền chỉ để dự Olympic.

- Moinca Aksamit: Nếu bạn không đủ khả năng chi trả kinh phí dự Olympic, và nếu bạn thi đấu không tốt, sẽ có 6 người khác đang xếp hàng chờ chỉ để có cơ hội như bạn. Mỹ là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới và là một trong số rất ít quốc gia có thời kỳ mà chính phủ không tham gia vào việc tài trợ kinh phí cho đội tuyển Olympic của mình.

- Người dẫn chương trình: Nhưng có 3 cách chính mà chúng ta có thể kiếm tiền để trở thành một vận động viên dự Olympic. Đầu tiên là tiền thù lao. Các vận động viên có thể nhận được tiền thù lao trực tiếp từ Ủy ban Olympic & Paralympic Mỹ, hoặc từ các nhóm điều hành các đội thể thao Olympic, được gọi là cơ quan quản lý quốc gia. Chúng tôi trả cho các vận động viên hàng đầu của mình khoảng 4.000 đô la một tháng, cộng với tiền thưởng thành tích.

Một vận động viên chèo thuyền từng đoạt huy chương vàng Olympic nói với USA Today rằng cô nhận được 2.000 đô la một tháng. Monica giành HCĐ tại Olympic Rio 2016. Chúng tôi chuyển một khoản phụ cấp, và đó là 300 đô la một tháng.

Số tiền tài trợ mà một vận động viên nhận được phụ thuộc vào thành tích, và...

Lauryn Williams có HCB Olympic.

- Lauryn Williams: (Và) Khả năng họ có thể kiếm bao nhiêu huy chương. Rất khó tìm được giải pháp cân bằng để vừa hỗ trợ các vận động viên đang phát triển, vừa đảm bảo những người đang thể hiện tuyệt vời ngay lúc này cũng được chăm lo tốt?

- Người dẫn chương trình: Lauryn Williams đã thi đấu trong môn điền kinh Olympic Mùa hè và đua xe trượt băng ở Olympic Mùa đông. Cô là người phụ nữ Mỹ đầu tiên giành được huy chương trong cả Olympic Mùa hè và Mùa đông.

- Lauryn Williams: Kinh phí dành cho 2 sự kiện là hoàn toàn khác nhau. Đua xe trượt lòng máng là một môn thể thao Olympic có tầm vóc rất nhỏ, nên chúng tôi mới có thể kiếm 3 huy chương.

- Người dẫn chương trình: Hãy so sánh với điền kinh, nơi 128 vận động viên Mỹ hướng tới Olympic để tranh 48 HCV. Bơi lội có nhiều tiền, thể dục cũng có nhiều tiền. NBA, ý tôi là, chúng tôi thậm chí không cần phải lo cho mảng này. 

Các vận động viên cũng có thể kiếm tiền thông qua tài trợ. Một công ty đài thọ một số chi phí để đổi lấy biểu tượng trên đồng phục của vận động viên. Thông thường, các khoản tài trợ này dựa trên thành tích, có nghĩa là một vận động viên phải giành chiến thắng trong một số cuộc thi nhất định. Athleta hiện tài trợ cho Simone Biles. TYR Sport tài trợ cho Katie Ledecky 7 triệu đô la. 2K Sports và Nike tài trợ cho Kevin Durant, VĐV kiếm được 40 triệu đô la tiền tài trợ mỗi năm.

TYR Sport tài trợ cho Katie Ledecky (phải) 7 triệu đô la.

- Maggie Steffens: Một số vận động viên trong chúng tôi đã thực sự may mắn khi giành được các hợp đồng tài trợ cá nhân. Điều đó thật khó xảy ra với tôi vì mọi người không biết bóng nước.

- Người dẫn chương trình: Các hợp đồng tài trợ giữa các vận động viên không nhất quán, từ hàng trăm đô la đến hàng triệu đô la.

- Lauryn Williams: Tôi đã thấy các vận động viên rất khó chịu vì họ đã thể hiện rất tốt, thậm chí còn tốt hơn đối thủ, nhưng đối thủ có nhiều cơ hội nhận tài trợ hơn.

- Người dẫn chương trình: Đó là bởi vì tài trợ không chỉ phụ thuộc vào môn thể thao. Chúng cũng phụ thuộc vào sự nổi tiếng của vận động viên.

Maggie Steffens tại Olympic Tokyo 2020.

- Lauryn Williams: Khi các nhà tài trợ và thương hiệu đang xem xét các vận động viên, họ đang xem xét khả năng itếp thị, lợi tức đầu tư mà họ sẽ nhận được. Nghĩa đen là bạn phải có một lượng lớn người theo dõi trên Instagram, hoặc bạn phải giỏi đến mức không thể phủ nhận được.

- Michael Phelps: Đó là thứ sô-cô-la siêu hạng. 

- Người dẫn chương trình: Việc tìm kiếm một khoản tài trợ đáng mơ ước thật khó. Các vận động viên phải đi ra ngoài kiếm nhà tài trợ của riêng họ. Cuối cùng, các vận động viên có thể giành được tiền thưởng. Các cuộc thi hướng đến Olympic, chẳng hạn như Diamond League với giải nhất có thể lên đến 10.000 đô la.

Ủy ban Olympic quốc tế không trao giải thưởng bằng tiền mặt cho các vận động viên đoạt huy chương. Nhưng một số quốc gia thì có. Mỹ là một trong số đó.

- Lauryn Williams: USOPC (Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ) có chương trình gọi là "Chiến dịch Vàng". Vì vậy, nếu bạn giành được huy chương tại Olympic, sẽ có tiền thưởng cho ba vị trí dẫn đầu ở đó.

Kevin Durant kiếm được 40 triệu đô la tiền tài trợ mỗi năm.

- Người dẫn chương trình: Trong mỗi môn thể thao, USOPC thưởng 37.500 đô la cho HCV, 22.500 đô la cho HCB và 15.000 đô la cho HCĐ. Nhưng thông thường, mức thưởng huy chương của Mỹ thấp hơn các nước khác. 

- Lauryn Williams: Nhưng đây là khoản thanh toán một lần.

- Người dẫn chương trình: Và những khoản tiền thưởng đó chỉ đến với mỗi 4 năm 1 lần, khi Olympic diễn ra. Vậy mức lương nào là ổn định cho các VĐV? Chà, thật khó nói. Nhưng chúng ta biết vào năm 2012, một nửa đội Olympic điền kinh Mỹ kiếm được 15.000 đô la hoặc ít hơn mỗi năm từ môn thể thao này, bao gồm tiền lương, tiền thưởng và tiền tài trợ. So sánh với mức lương của Giám đốc điều hành của Liên đoàn Điền kinh Mỹ, người kiếm được 1,2 triệu đô la vào năm 2018. Thêm vào đó, cũng có những chi phí khổng lồ liên quan đến việc thi đấu ở cấp độ này.

- Lauryn Williams: 15% đến 20% thường thuộc về đại diện của bạn. Vì vậy, khoản tiền nhận được chẳng còn bao nhiêu. Và sau đó bạn cũng phải trả thuế.

- Người dẫn chương trình: Thuê huấn luyện viên có thể tốn hơn 100 đô la 1 giờ. Chiếc xe trượt mà Lauryn sử dụng thi đấu Olympic có giá khoảng 30.000 USD.

Ngoài ra còn chi phí cho tập gym, massage và dùng thuốc thể thao, các chuyên gia dinh dưỡng, rất nhiều thức ăn lành mạnh... Vào năm 2012, US News & World Report cho biết chi phí lên tới 100.000 đô la 1 năm cho các vận động viên tham dự Olympic.

- Lauryn Williams: Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thực sự rất may mắn. Tôi chưa bao giờ kiếm được ít hơn 250.000 đô la. Nhưng có rất nhiều chi phí liên quan đến việc trở thành một vận động viên, bởi vì thực tế bạn là một doanh nghiệp, còn là một doanh nghiệp dễ vung tay quá trán. Một cái gì đó giống như thu nhập 250.000 đô la thoắt cái chỉ còn 125.000 đô la.

- Người dẫn chương trình: Nhiều vận động viên đã chuyển sang tìm kiếm nguồn cung ứng cộng đồng để bổ sung thu nhập. Monica đã thành lập một quỹ tài trợ cho con đường đến Tokyo. Bây giờ quỹ đã lên đến 30.000 đô la.

Nhưng hầu hết các vận động viên đều phải làm công việc bán thời gian, như làm việc bán thời gian tại Scheels, một cửa hàng bán đồ thể thao ở thành phố Iowa. Và khoảng cách lương giữa các vận động viên chỉ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian đại dịch. Rất nhiều công việc làm theo giờ đã biến mất trong một khoảng thời gian do COVID. Và sau đó, các cơ sở tập luyện bị đóng cửa.

- Monica Aksamit: Tôi đã sẵn sàng tham dự một số cuộc thi tại New York, nhưng tất cả đều bị hủy bỏ, nên tôi không còn kiếm được tiền từ thi đấu. Tôi thậm chí không có cách nào để kiếm tiền thuê nhà. Mọi thứ bỗng bế tắc. Ngay cả các công ty truyền thông xã hội cũng không trả tiền cho chúng tôi để triển khai các chiến dịch. Tình hình rất khó khăn. 

Monica Aksamit là thành viên đội đấu kiếm Mỹ đoạt HCĐ Olympic.

- Người dẫn chương trình: Dịch bệnh đã khiến các vận động viên Olympic và gia đình của họ đang phải vất vả kiếm sống. Nhưng cũng đã có những thay đổi nhỏ để giúp các vận động viên.  Tại Olympic 2018, USOPC đã tăng 50% tiền thưởng cho huy chương. Họ đã thay đổi các quy địnhđể các vận động viên sẽ không bị đánh thuế vào tiền thưởng huy chương, nếu họ kiếm được dưới 1 triệu đô la mỗi năm. Các vận động viên Mỹ dự Olympic từng phải trả tới 8.900 USD tiền thuế cho tiền thưởng đoạt HCV.

IOC gần đây đã nới lỏng Quy tắc 40, cấm các vận động viên kiếm tiền từ quyền hình ảnh của họ trước, trong và sau Olympic. Giờ đây, các nhà tài trợ của vận động viên có thể chạy một số quảng cáo nhất định trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của Quy tắc 40. Và vào năm 2020, USOPC đã khởi động Dự án Tiếp thị Vận động viên, nhằm kết nối tốt hơn các vận động viên với các nhà tài trợ. Nhưng các động thái vẫn chưa đủ sâu rộng. Và Michael Fred Phelps cho rằng chính phủ Mỹ cũng nên tài trợ cho Đội tuyển quốc gia.

- Michael Fred Phelps: Số tiền đó có thể đảm bảo rằng đội tuyển Olympic Mỹ của chúng tôi được đối xử bình đẳng về mức độ thành tích, hoặc được đối đãi với mức lương phù hợp với họ khi đại diện cho đất nước này.

- Người dẫn chương trình: Trên khắp nước Mỹ, các vận động viên đang phải đối mặt với một quyết định. Hy sinh tất cả để dự Olympic có đáng không? Ngay cả nếu chỉ được nhận một nửa thu nhập, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ hối tiếc vì chỉ có một giây phút tham gia thi đấu. Nhưng chúng tôi sẽ không cảm thấy khó chịu nếu mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn và không nhất thiết phải làm cùng lúc 2 công việc để được tận hưởng những khoảnh khắc ở Olympic.

- Monica Aksamit: Đó là câu hỏi duy nhất của tôi trong 3 năm tới, liệu tôi có tiếp tục thêm 3 năm nữa không? Tôi muốn trở lại. Tôi muốn có cơ hội giành huy chương cá nhân. Nhưng liệu điều đó có đáng để phải chịu túng quẫn thêm lần nữa?

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm