8 năm dường như quá đủ để lối chơi kiểm soát bóng từng giúp Tây Ban Nha đăng quang ở World Cup 2010 giờ trở thành "công thức vô hại" khiến không chỉ La Roja mà một loạt ĐT danh tiếng khác bị loại sớm trên đất Nga.
Khi đội tuyển Tây Ban Nha đăng quang ở World Cup 2010 trên đất Nam Phi, lối chơi giữ bóng tối đa của họ là số 1.
Trước đó 2 năm thì đội bóng của Vicente del Bosque đã vô địch EURO khi sử dụng lối chơi tiki-taka tương tự, trong khi Barcelona của Pep Guardiola thống trị ở cấp CLB.
Kiểm soát bóng tối đa từng là chìa khóa đưa TBN của Del Bosque lên đỉnh thế giới năm 2010
Giữ bóng từng được xem là chìa khóa thành công với hệ thống bóng đá Tây Ban Nha, từ các tuyến trẻ đến ĐTQT, từ CLB (Barca là nòng cốt) đến ĐTQG.
Thế nhưng, 8 năm trôi qua, bức tranh bóng đá đã thay đổi. Thậm chí, không loại trừ khả năng World Cup 2018 sẽ đặt dấu chấm hết cho một kỉ nguyên kiểm soát bóng để mở ra chiến thắng.
Video TBN kiểm soát bóng tuyệt đối và khiến Nga co cụm về 1/3 phần sân nhà nhưng vẫn không thể thắng
Bằng chứng là ở trận đấu với Nga tại vòng 1/8, Tây Ban Nha lập kỷ lục với thời lượng giữ bóng chiếm tới 79%, trở thành đội tuyển đầu tiên trong lịch sử World Cup có hơn 1.000 đường chuyền/trận đấu và rồi… gục ngã trước đội chủ nhà trên chấm 11m.
Nhưng TBN không cô đơn! 3/4 ĐTQG hàng đầu,TBN, Đức và Argentina, những ứng viên vô địch nặng ký đã bị loại dù có thời lượng kiểm soát bóng áp đảo hoàn toàn.
Trong khi đó, Đức đứng thứ 2 về tỉ lệ giữ bóng ở World Cup 2018 với 65% nhưng không qua nổi vòng bảng. Còn Argentina của Messi đạt tỉ lệ giữ bóng 61% đã phải dừng bước tâm phục khẩu phục trước Pháp tại vòng 1/8.
Messi và Argentina đã trở thành khán giả sau khi thua Pháp ở vòng 1/8
Nếu kiểm soát bóng nhiều nhưng không hiệu quả, thậm chí... vô hại, thì ở chiều ngược lại những chiến thắng hoặc chí ít kết quả hòa ấn tượng của những ĐT có tiềm lực trung bình hoặc yếu lại được tô điểm với triết lý thủ chặt và không cần quan tâm đến thời lượng giữ bóng trong chân.
ĐT Uruguay chỉ đạt tỉ lệ giữ bóng 33% ở trận đấu họ đã loại đã loại ĐKVĐ EURO Bồ Đào Nha của Ronaldo. Uruguay vào tứ kết nhờ lối chơi kỉ luật và phòng ngự phản công hiệu quả.
Video highlights 2018 fifa world cup Uruguay 2-1 BĐN
Theo HLV kỳ cựu của đội tuyển Uruguay, Oscar Tabarez, việc giữ bóng nhiều luôn dẫn đến những sai lầm và có thể mở cơ hội cho đối phương ghi bàn. Ngược lại, ngay cả khi giữ bóng ít, một đội bóng vẫn có thể ngăn cản đối phương theo những cách khác nhau.
Những thống kê ít nhiều đã ủng hộ quan điểm của Tabarez, bởi trong 16 trường hợp một ĐT đat tỉ lệ giữ bóng tới hơn 65%/trận đấu ở giải năm nay thì chỉ có 5 đội thắng.
Người Đức đã thảm bại với lối chơi kiểm soát bóng tối đa từng giúp họ đăng quang 4 năm trước tại Brazil
Để so sánh, ở World Cup 2010, thời của lối chơi giữ và ban chuyền bóng mà Tây Ban Nha thống trị, chỉ có 3% số trận tại giải được những đội bóng đạt tỉ lệ dưới bóng ít hơn 45% giành chiến thắng.
Đến năm 2014, con số này tăng lên 25% và năm nay là 23%.
Kiểm soát bóng đã không còn là con đường mở ra chiến thắng cho Iniesta và TBN nữa
Rõ ràng, khi bóng đá bước vào kỷ nguyên của công nghệ (VAR), với lối chơi đề cao sự chặt chẽ, kỉ luật, đậm thể lực, tận dụng cơ hội phòng ngự phản công và khai thác những tình huống cố định, những ĐT vừa và nhỏ đã tìm ra giải pháp hiệu quả dù ở trong trạng thái "đói bóng" phần lớn thời gian trận đấu
Và như thế đã đến lúc Tây Ban Nha, Đức hay Argentina cần phải thay đổi cách tiếp cận!