Muay Thái đã thay đổi tư duy Kickboxing Mỹ như thế nào?

chủ nhật 9-9-2018 15:57:30 +07:00 0 bình luận
Nền võ thuật Mỹ vốn chịu ảnh hưởng bởi nhiều "thế lực" khác nhau. Nếu như Phillippines đem làn gió mới vào Quyền Anh thì Muay Thái đã thay đổi quan niệm đối kháng của Kickboxing Mỹ.

Nền võ thuật Mỹ vốn chịu ảnh hưởng bởi nhiều "thế lực" khác nhau. Nếu như Phillippines đem làn gió mới vào Quyền Anh thì Muay Thái đã thay đổi quan niệm đối kháng của Kickboxing Mỹ.

Cuộc va chạm giữa hai nền võ thuật Đông - Tây này lần đầu tiên xảy ra năm 1925 khi các thương nhân phương Tây thách đấu võ sĩ Muay ngay trên đất Thái. Khoảng bốn thập kỷ sau, Kickboxing ra đời tại Nhật và biến xứ sở này thành võ đài trung lập cho những cuộc đối đầu cho các môn võ trên toàn thế giới.

Cũng trong thời điểm này, người Thái bắt đầu thách thức Kickboxing Mỹ.

Khi đó, người Mỹ đã xác lập hoàn chỉnh khái niệm "Kickboxing" cho riêng mình, dựa trên sự ảnh hưởng của Karate và Quyền Anh. Theo hệ thống khái niệm này, mọi vấn đề kỹ thuật đều được dùng để khuyến khích kỹ năng đòn đấm và đá cao. Mọi kỹ thuật ôm giữ, quét ngã, vật hay đá thấp (tính từ thắt lưng trở xuống) đều bị cấm.

Muay Thái đã thay đổi tư duy Kickboxing Mỹ như thế nào? - Ảnh 2.

Quan niệm của Kickboxing Mỹ không coi trọng các đòn đá thấp - một phần là do chịu ảnh hưởng từ tư duy của Karate.

Điều đó không chỉ đồng nghĩa với việc người Mỹ từ chối hệ thống striking theo kiểu Muay Thái mà còn thẳng thắn phủ nhận tính hiệu quả của lối kỹ thuật này. 

Kickboxing Mỹ duy trì quan niệm "ít kỹ thuật hơn nhưng chắc chắn và hiệu quả, nhắm thẳng vào vùng đầu" luôn tốt hơn là việc để những cú đá đủ hạ knock out người khác lại đem đi phá chân đốn gối.

Năm 1977, cuộc chạm trán thực sự nghiêm túc đầu tiên giữa Kickboxing và Muay Thái diễn ra trên đất Mỹ. Narong Noi - một trong những huyền thoại đời đầu của Muay đã có trận đấu ăn miếng trả miếng với đại diện Kickboxing Benny Urquidez. Trận đấu kết thúc với kết quả hòa và người Mỹ vẫn chưa thực sự khuất phục.

Trận đấu giữa Benny Urquidez vs Narong Noi (năm 1977) diễn ra theo luật Kickboxing. Noi có sử dụng lowkick nhưng không được tính điểm.

11 năm sau, cũng tại Las Vegas, Changpuek Kietsongrit thách đấu võ sĩ đang được xem là biểu tượng của Kickboxing Mỹ thời bấy giờ: Rick Roufus. Luật đấu được nới lỏng ra một chút: cả hai võ sĩ được quyền sử dụng lowkick, nhưng những "trò" ôm vật chỏ gối của Muay Thái vẫn bị cấm.

Người Thái đánh bại Rick Roufus và buộc Kickboxing Mỹ phải thay đổi tư duy.

Chỉ cần có thế, người Thái lên ngôi! Sử dụng đúng chiến thuật quen thuộc của Muay, Kietsongrit dùng lowkick hủy hoại từ từ khả năng di chuyển và sức chịu đựng của Roufus. Tượng đài Kickboxing gục ngã và rời sàn đấu trên cáng thương và người Mỹ bừng tỉnh.

Muay Thái đã thay đổi tư duy Kickboxing Mỹ như thế nào? - Ảnh 5.

Changpuek Kietsongrit hủy diệt đôi chân của Rick Roufus

Chiến thuật và độ hiệu của của low kick được giới Kickboxing thừa nhận sau hàng chục năm chỉ muốn "để dành" những cú đá cho vùng đầu. Nhiều trận Kickboxing sau đó cho phép sử dụng lowkick.

Người Thái cũng lấn sân Kickboxing thường xuyên hơn và tạo sự ảnh hưởng với nhiều lối đòn khác. 

Sau này, Kickboxing còn cho phép đòn gối, dù có hạn chế đôi chút: được phép sử dụng đòn gối đơn lẻ (không lên gối liên hoàn) và trong mỗi tình huống ôm giữ chỉ được dùng đòn gối một lần (đây cũng là luật mà hiện nay K-1 Kickboxing đang áp dụng)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm