Mất mặt với người Nga, Trung Quốc mới chịu xây dựng bộ môn Tán Thủ?

thứ sáu 7-9-2018 16:18:32 +07:00 0 bình luận
Theo những câu chuyện truyền miệng mà chưa tổ chức nào (dám) xác nhận, người Trung Quốc đã từng mất mặt nhiều lần với người Nga trước khi xây dựng bộ môn Tán Thủ.

Theo những câu chuyện truyền miệng mà chưa tổ chức nào (dám) xác nhận, người Trung Quốc đã từng mất mặt nhiều lần với người Nga trước khi xây dựng bộ môn Tán Thủ.

Sự thực giữa Tán Thủ và Sambo vẫn hoàn toàn nằm ngoài sự xác nhận của lịch sử hay các tổ chức có trách nhiệm. Những thông tin truyền miệng dưới đây hoàn toàn chỉ nên dừng lại ở mức độ "tham khảo và tự đối chiếu" chứ không phải tài liệu chính thống.

Theo những câu chuyện truyền miệng ấy, người Nga đã tham gia vào những bước đi đầu tiên trong lịch sử Tán Thủ Trung Quốc.

Năm 1923, Trung Quốc lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Đông, thiết lập mối quan hệ nghiên cứu đặc biệt với các chuyên gia Liên Xô ở nhiều mặt, trong đó có võ thuật. 

Mất mặt với người Nga, Trung Quốc mới chịu xây dựng bộ môn Tán Thủ? - Ảnh 2.

Sambo ngày nay chia thành Combat Sambo (gần giống MMA) và Sport Sambo (chú trọng vào vật - grappling)

Môn võ Sambo với những kỹ thuật cận chiến được đại tá Liên Xô Borodin mang sang lại vấp phải thái độ thờ ơ của những học viên Trung Quốc với lý do "Trung Quốc đã có nền võ học lâu đời".

Đại tá Borodin lập tức đưa võ sĩ Sambo Vasilevich ra thách đấu mọi đối thủ ở Hoàng Phố. Kết quả thật đáng buồn khi không ai chịu nổi hai hiệp, dù đều là người xuất thân từ những lò võ danh tiếng.

Mất mặt với người Nga, Trung Quốc mới chịu xây dựng bộ môn Tán Thủ? - Ảnh 3.

Học viện Hoàng Phố - nơi được xem như cái nôi của Tán Thủ.

Ấm ức làm lu mờ nhận thức. Họ cho rằng sự thảm bại của bản thân là do công phu tu tập chưa đến nơi chốn, và đương nhiên kết quả cuộc đấu không thể phản ánh đúng thực lực các môn phái võ thuật cổ truyền của họ.

Cuộc thách đấu ở nội bộ học viện Hoàng Phố nhanh chóng lan rộng, nhiều võ sư từ các vùng miền đến thách đấu Vasilevich và kết quả vẫn không thay đổi trước những pha đòn chắc chắn, đơn giản của Sambo.

Mất mặt với người Nga, Trung Quốc mới chịu xây dựng bộ môn Tán Thủ? - Ảnh 4.

Nếu câu chuyện trên là thật, người Trung Quốc rõ ràng đã chịu một sự đả kích rất lớn về lòng tự tôn với tinh hoa võ thuật cổ truyền

Thủ trưởng của học viện Hoàng Phố phải đi đến quyết định hợp tác với Liên Xô và áp dụng lại bài bản của Sambo - vốn là môn võ được xây dựng từ chính những tổn thất của người Nga trên chiến trường hơn ba thập kỷ trước, đồng thời đã trải qua thời gian trui rèn và phát triển thành công theo hướng thể thao hóa. 

Dĩ nhiên, vẫn có những tranh cãi với tư tưởng "thực chiến khác xa võ đài" của người Trung Quốc. Ngưng sử dụng nắm đấm, Borodin dùng lời lẽ và suy luận để thuyết phục. Một lần nữa, ông lại thắng. 

Mất mặt với người Nga, Trung Quốc mới chịu xây dựng bộ môn Tán Thủ? - Ảnh 5.

Tán thủ ngày nay.

Ngay sau đó, dự án SD22 được thành lập với nội dung chính là cải biên kỹ thuật Sambo sao cho phù hợp với thể chất người Trung Hoa. 

Một lần nữa, học viện Hoàng Phố có ý định "gỡ gạc" danh dự bằng cách yêu cầu các chuyên gia Liên Xô thử sức thêm với nhiều võ sư khác, đồng thời cố gắng giữ lại tinh hoa võ thuật Trung Quốc nhưng kết quả trên võ đài vẫn giống hệt như câu chuyện ở Hoàng Phố.

Thế là, bộ môn Wushu phải chia thành Sanshou (Tán thủ) hay còn gọi là Sanda (Tán đả - Tán thủ đả lôi đài) và Taolu (quyền thuật) với những tính chất vô cùng khác biệt.

Kỹ thuật Tán Thủ bao gồm đấm đá, ôm vật, rất giống với Sambo.

Nếu nhìn vào hiện tại, không khó để nhận ra Tán Thủ có sự khác biệt khó hiểu với nền võ thuật cổ điển Trung Hoa, nhưng lại không mấy khác Sambo thể thao. Còn tính xác thực của câu chuyện trên, rất tiếc rằng lịch sử không thể quay lại để trả lời.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm