“Tôi không bình luận về vấn đề này, tôi nhắc các bạn rằng đây là nước chủ nhà, có thể có điều gì đó giám sát nhẹ tay cho VĐV chủ nhà. Các bạn có thể tự tìm hiểu lấy”, lãnh đội cử tạ, Đỗ Đình Kháng nói.
Ở hạng cân này, lần cử đẩy thứ hai, VĐV chủ nhà là Kristel không được công nhận cú đẩy thành công với dòng trạng thái “No Lift” (Không đẩy được). Thế nhưng, chưa đầy 1 phút sau, còi hiệu báo lại vang lên rằng có đẩy của VĐV Philippines là “Good Lift” (Đẩy thành công).
Lúc này, từ vị thế bám đuổi, Kristel hơn Nguyễn Thị Vân 3kg. VĐV người Philippines nâng mức tổng cử lên 213kg. Đó cũng là bước đệm tiếp thêm tự tin để cô thực hiện thành công cú đẩy cuối cùng ở mức 123kg, qua đó có tổng mức 216kg, hơn Vân 2kg.
Theo ông Kháng, ở cú đẩy của VĐV chủ nhà, có 3 trọng tài bắt chính thì có hai trọng tài phất cờ đỏ, báo hiệu động tác không thành công. Theo Luật, nếu giám sát không có ý kiến gì thì cú đẩy đó không thành công. Tuy nhiên, cũng giống như VAR trong bóng đá nhưng ở cử tạ lại khác, giám sát được quyền thay đổi quyết định nhưng lại đoán theo cảm tính.
“Theo tôi, khi xem màn hình trực trực tiếp, VĐV Philippiens đã đẩy hai nhịp. Trong luật, khi đẩy phải thẳng tay, nếu để tay co xuống rồi tiếp tục đẩy lên thì là lỗi. Động tác đó không được công nhận hoàn thành”, ông Kháng nói.