Nằm ở nhóm hạt giống số 1, nhưng đó chưa hẳn là lợi thế giành cho thầy trò HLV Park Hang-seo. Việc “ông kẹ” Iran chỉ xếp ở nhóm hạt giống cuối cùng do họ không giành quyền tham dự VCK tại Thường Châu vào năm 2018. Khiến cho một bảng đấu tử thần với những sự góp mặt của Iran, Úc (nhóm 3), Nhật Bản hoặc Hàn Quốc (nhóm 2) và một ĐT U23 thuộc nhóm 1 là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Và khả năng chúng ta rơi vào bảng đấu này cũng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, lịch sử tại Thường Châu hoàn toàn có thể được tái lập khi U23 Việt Nam lại lọt vào bảng đấu với các đại diện đến từ Hàn Quốc, Úc và Syria.
Bảng đấu mà bắt đầu cho một câu chuyện “cổ tích” đời thực trên đất Trung Quốc và tiếp sau đó là một năm thăng hòa tột bậc của BĐVN. Dẫu vậy, dù được xếp vào bảng đấu nào đi chăng nữa thì giải đấu vào đầu năm sau hứa hẹn sẽ lại là một hành trình rất được mong chờ của Quang Hải và các đồng đội.
Với tư cách là đương kim Á quân châu lục, cùng tiếng vang từ những tiến bộ không ngừng của BĐVN trong thời gian gần đây. Chắc chắn, sẽ khiến chúng ta bị chú ý đề phòng và nhận được sự tôn trọng lớn trước mọi đối thủ.
Đặc biệt, không giống như giải đấu năm ngoái, VCK U23 Châu Á tới sẽ là nơi quyết định cho những tấm vé dự Thế vận hội Tokyo 2020. Vậy nên, các ĐT sẽ đem một lực lượng mạnh cùng quyết tâm cao nhất trong hành trang đến Thái Lan.
Thầy Park với mục tiêu tiếp tục chinh phục thêm những cột mốc mới cho BĐVN, liệu lần này có thể đưa U23 Việt Nam lần đầu góp mặt ở một kỳ Olympic? Để hiện thực hóa được giấc mơ đó, trước tiên chúng ta phải hướng đến việc vượt qua những đối thủ ở vòng bảng sẽ được xác định vào buổi lễ bốc thăm dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới.