Diễn đàn kinh tế Thể thao Việt Nam năm 2023 giải đáp những khúc mắc về việc phát triển như thế nào?

Kim Các
thứ ba 15-10-2024 12:01:13 +07:00 0 bình luận
Tiếp nối thành công của năm trước, Diễn đàn Kinh tế thể thao năm 2024 do Cục Thể dục Thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Công ty Vietcontent tổ chức ngày 17 tháng 10 năm 2024.

Diễn đàn kinh tế Thể thao Việt Nam năm 2023 do Tổng cục Thể dục thể thao, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Olympic Việt Nam và Công ty Vietcontent tổ chức đã thảo luận về việc “Phát huy tiềm năng của kinh tế thể thao trong thời kỳ đổi mới”. Ở tầm vỹ mô, nút thắt lớn nhất ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế thể thao Việt Nam chính là cơ sở vật chất phát triển chưa thực sự đồng bộ. Trong buổi tọa đàm, Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT - ông Đặng Hà Việt chia sẻ: "Nút thắt lớn nhất chính là các cơ chế chính sách liên quan đến cơ sở vật chất. Đối với các nước phát triển, khi quy hoạch về khu dân cư bao giờ cũng có đất thể thao, để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh về thể thao, có chỗ để người dân rèn luyện thể thao.              

Hiện tại chúng ta có thể thấy rất rõ bóng đá là môn thể thao số 1, nhưng sân Hàng Đẫy có tới 3 CLB chuyên nghiệp chọn làm sân nhà tập luyện và thi đấu. Hiện tại, cơ sở vật chất yếu, lại toàn bộ là quản lý nhà nước, đang có xu thế đầu tư công quản trị tư nhưng để triển khai thì rất khó khăn. Các CLB chuyên nghiệp nếu không có sân không có cơ sở vật chất không bao giờ phát triển được vấn đề kinh doanh thể thao, bởi vì nguồn thu từ sân rất lớn. Các vấn đề về phát triển cơ sở vật chất cho thể thao hiện đang rất vướng, đây là nút thắt lớn nhất".

Phiên thảo luận thứ hai có chủ đề “Giải đấu thể thao chuyên nghiệp và những vấn đề xung quanh" tại Diễn đàn kinh tế Thể thao Việt Nam năm 2023.

Môn thể thao được yêu thích thứ hai tại Việt Nam là bóng chuyền cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành giải đấu lớn nhất trong hệ thống Liên đoàn là giải Vô địch Quốc gia hàng năm. Ông Lê Trí Trường - Tổng Thư ký Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam Lê Trí Trường cho biết: “Công tác tài trợ bóng chuyền mang yếu tố quen biết cá nhân, bóng chuyền Việt Nam rất muốn thi đấu theo dạng League như các giải đấu tại Nhật Bản hay Hàn Quốc..., nhưng rất khó khăn với chi phí ăn ở di chuyển. Hiện tại các đội bóng chỉ 10% là của doanh nghiệp, 90% là của các Sở nên hạn chế về kinh phí.

Để ngày càng dễ tiếp cận với NHM, chúng tôi thay đổi thể thức tạo nên tính cạnh tranh, thay đổi thời gian tổ chức để dễ tiếp cận khán giả, như việc chỉ tổ chức nhiều trận vào thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật, tránh thi đấu vào khoảng thời gian NHM làm việc/đi học. Chúng tôi hiểu rằng việc cần phải thay đổi là yếu tố cấp thiết, nhưng phải phù hợp và từng bước, trong đó chú trọng thu hút khán giả bằng chuyên môn, các trận đấu phải hay, chất lượng cao. Công tác truyền thông quan trọng, giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng".

Bà Lê Vân Anh - Phó BTC Hệ thống giải Vnexpress Marathon đưa ra giải pháp: "Giải chạy của chúng tôi luôn hướng đến kết hợp với du lịch, các VĐV đến với địa phương chụp hình, giới thiệu, quảng bá trên mạng xã hội, đây là cách lan tỏa giải đấu và hoạt động du lịch địa phương cực kỳ hiệu quả. Nó tạo thành trào lưu lan tỏa du lịch bằng các giải chạy như Cao Bằng, Hà Giang, Hậu Giang, Tây Ninh… Tất cả tạo thành mô hình kết hợp với đơn vị tổ chức, các tỉnh thành và nhà tài trợ đang phát triển rất mạnh”.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm