Cổ đông Liverpool vừa vô địch Anh thuộc Top 13 VĐV kiếm tiền từ quảng cáo nhiều hơn thi đấu

Du Yên
thứ sáu 26-6-2020 21:30:36 +07:00 0 bình luận
Trong giới thể thao hiện không thiếu những hợp đồng đắt giá như các trường hợp của LeBron James hoặc Lewis Hamilton... Dù vậy, vẫn có những VĐV kiếm quảng cáo càng "ngon" hơn.

Thể thao thế giới chẳng thiếu những bản hợp đồng đắt giá. Giới bóng đá có Lionel Messi, Cristiano Ronaldo, Neymar... Làng bóng rổ có LeBron James, Stephen Curry, Kevin Durant... Công thức 1 có Lewis Hamilton hoặc Sebastien Vettel.

Thế nhưng, khi ngôi vị VĐV kiếm tiền số 1 trong năm rơi vào tay Roger Federer theo báo cáo của tạp chí Forbes, ắt hẳn nhiều người mới nhận ra không ít nhà thể thao có thu nhập từ quảng cáo còn nhiều hơn cả từ thi đấu.

1. Tiger Woods

- 97% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 43,3 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 1,3 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 42 triệu đô la.

Một trong những sự kiện thể thao lớn nhất năm qua là sự trở lại của Woods với ngôi vô địch giải Masters. 

Woods chấm dứt cơn khát vô địch giải lớn kéo dài 11 năm cũng là tin vui với các nhà tài trợ cho golfer thắng 15 giải lớn này, bao gồm Bridgestone, Monster Energy, Nike và TaylorMade.

1. Usain Bolt

- 97% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 31 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 1 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 30 triệu đô la.

Dù đã giải nghệ từ sau giải điền kinh VĐTG 2019, VĐV 8 lần đoạt HCV Olympic (lẽ ra 9 nhưng 1 đồng đội chạy tiếp sức dính doping) vẫn đủ sức thu hút thương hiệu như Puma gắn bó từ thời trẻ đến tận năm 2025. 

3. Kei Nishikori

- 95% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 34,6 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 1,6 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 33 triệu đô la.

Nishikori  là niềm kiêu hãnh của tennis Nhật. Ngôi sao 30 tuổi từng đoạt HCĐ Olympic 2016 và trở thành tay vợt tennis đầu tiên của Nhật đoạt huy chương Olympic suốt 96 năm qua.

Ở US Open 2014, anh trở thành tay vợt nam người Nhật đầu tiên vào chung kết Grand Slam. Do đó, rất nhiều nhãn hàng đã tìm đến anh, bao gồm Asahi, Jaguar, Japan Airlines, Lixil, Nike, Nissin, NTT, Procter & Gamble, Tag Heuer, Uniqlo và Wilson.

4. Novak Djokovic

- 94% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 23,5 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 1,5 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 22 triệu đô la.

Tay vợt vô địch đơn nam Grand Slam 17 lần này trở thành VĐV Serbia đầu tiên dẫn đầu BXH ATP và vô địch Grand Slam. 

Năm 2017, anh ký hợp đồng làm đại sức nhãn hàng trang phục Lacoste của Pháp sau khi kết thúc thời gian dài gắn bó với thương hiệu thời trang Nhật Uniqlo.

Hợp đồng mới trị giá 9 triệu đô la mỗi năm. Anh còn có các hợp đồng khác như với Asics.

5. Phil Mickelson

- 90% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 41,3 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 4,3 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 37 triệu đô la.

Golfer này xếp thứ 2 danh sách kiếm tiền qua mọi thời đại của PGA, nhưng thu nhập từ quảng cáo vẫn cao hơn.

Thường được gọi là Lefty, anh có hợp đồng với công ty dược phẩm sinh học Amgen, ExxonMobil, Greenbrier, Intrepid Financial Partners, KPMG, Rolex và công ty nhân sự Workday.

Bên cạnh đó, anh còn cùng ngôi sao NFL J.J. Watt nắm giữ cổ phần của công ty Mizzen+Main và từng trực tiếp đóng quảng cáo quần lót nam cho thương hiệu này.

5. Rory McIlroy

- 90% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 37,7 triệu đô la.

-Lương / Thưởng từ thi đấu: 3,7 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 34 triệu đô la.

Ở tuổi 25, golfer Bắc Ireland đã thuộc bộ tứ tay golf từng 4 lần vô địch giải lớn. Năm 2017, anh gia hạn hợp đồng 10 năm với Nike trị giá 200 triệu đô la.

Anh còn 1 hợp đồng 10 năm khác với TaylorMade trị giá 100 triệu đô la để quảng bá giỏ xách golf, bóng golf và gậy đánh golf. 

7. Roger Federer

- 84% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 77,2 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 12,2 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 65 triệu đô la.

Federer đang giữ kỷ lục 20 lần vô địch đơn nam Grand Slam. Anh thậm chí đã trở thành VĐV kiếm tiền giỏi nhất 12 tháng qua, vượt qua cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo nhờ những hợp đồng quảng cáo với các đối tác quen thuộc như Credit Suisse, Jura, Lindt, Mercedes, Moet & Chandon, NetJets, Rolex, Sunrise hoặc Wilson.

Chấm dứt mối quan hệ lâu dài với Nike, tay vợt tennis Thụy Sĩ nhanh chóng thay bằng giao kèo khủng 300 triệu đô la trong hơn 10 năm với công ty trang phục Nhật Uniqlo. Thương hiệu lớn về mì Ý là Pasta cũng vừa trở thành nhà tài trợ cho Federer. 

After ending his decades-long partnership with Nike, Federer signed a mega-deal worth a reported $300 million over 10 years with Japanese clothing company Uniqlo. Pasta giant Barilla also recently signed on as a sponsor in 2017.

8. Virat Kohli

- 83% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 24 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 4 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 20 triệu đô la.

Ngôi sao cricket Ấn Độ này được xem như 1 trong những người đánh bóng giỏi nhất thế giới. Vô số danh hiệu mà anh đoạt được góp phần đem đến những nhà tài trợ như Audi, Oakley, Pepsi và Puma.

Năm 2018, anh ký hợp đồng làm đại sứ thương hiệu cho Uber, đưa tên tuổi lần đầu tiến vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.

9. Jordan Spieth

- 73% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 41,2 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 11,2 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 30 triệu đô la.

Golfer này mới 26 tuổi nhưng đã có một sự nghiệp đáng nể kèm theo các hợp đồng quảng cáo hậu hĩnh từ AT&T, Coca-Cola, Rolex và Titleist.

Đặc biệt phải kể tới quyết định có tầm nhìn xa của Under Armour khi xé hợp đồng cũ năm 2015 và trao cho anh hợp đồng mới dài 10 năm. 

10. Rafael Nadal

- 65% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 41,4 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 14,4 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 27 triệu đô la.

Ông vua sân đất nện có phong độ khá ổn định kéo dài nên trở thành đại diện sáng giá cho những nhãn hàng như Babolat, Banco Sabadell, Kia Motors, Nike, Richard Mille và Telefonica...

11. LeBron James

- 61% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 85,5 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 33,5 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 52 triệu đô la.

Ngôi sao 3 lần vô địch NBA có thành tích thi đấu rất đáng nể, nhưng những giao kèo bên ngoài sân bóng của anh càng kinh người hơn với các thương hiệu lớn như Nike, Coca Cola (Sprite), Beats By Dre và Kia Motors.

Ngôi sao này còn đầu tư vào Blaze Pizza, chuỗi hệ thống thức ăn nhanh đang phát triển thần tốc. James còn là người đồng sáng lập công ty truyền thông Uninterrupted và sở hữu công ty sản xuất Spring Hill Entertainment. Anh còn có 2% cổ phần ở Liverpool vừa vô địch Premier League.

12. Kevin Durant

- 56% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 57,3 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 25,3 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 32 triệu đô la.

Durant đến Bay Area rõ ràng là để chuẩn bị cho cuộc sống sau bóng rổ. Anh cùng Rich Kleiman khởi nghiệp với công ty Durant hiện có hơn 30 khoản đầu tư vào các công ty sản xuất truyền thông như Thirty Five Media.

Ngôi sao bóng rổ này còn có các nhà tài trợ như Alaska Airlines, American Family Insurance, Beats By Dre, Nike và Panini.

13. Stephen Curry

- 55% thu nhập đến từ quảng cáo / kinh doanh.

- Tổng số thu nhập: 76,9 triệu đô la.

- Lương / Thưởng từ thi đấu: 34,9 triệu đô la.

- Quảng cáo / kinh doanh: 42 triệu đô la.

Curry trở thành VĐV NBA đầu tiên trong lịch sử ký hợp đồng 200 triệu đô la với bản giao kèo 201 triệu đô la trong 5 năm cùng Golden State Warriors năm 2017.

Tuy nhiên, thu nhập của chuyên gia 3 điểm này còn đến từ các nhà tài trợ như Brita, Chase, JBL, Nissan/Infiniti, Under Armour và Vivo...Ngoài ra, anh còn sáng lập công ty sản xuất Unanimous Media để làm phim và truyền hình cho Sony Entertainment.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm