Trung Quốc lên cơn sốt quần vợt

thứ tư 13-1-2016 14:17:37 +07:00 0 bình luận
Li Na đã giải nghệ nhưng điều đó không có nghĩa là người Trung Quốc sẽ cảm thấy hết hứng thú với quần vợt. Thậm chí, một cơn sốt đang diễn ra…

Lo ngại cô con gái đến tuổi trưởng thành của mình bị quá tải vì chuyện học, một phụ huynh họ Yuan ở thành phố Thâm Quyến quyết định tìm một huấn luyện viên để dạy quần vợt cho cô bé vào mỗi ngày thứ bảy trong tuần.

“Tôi nghĩ con gái tôi đang chịu sức ép rất lớn vì nó dành thời gian học quá nhiều,” vị phụ huynh giấu tên nhưng đang là điều hành ở một công ty nói. “Chơi quần vợt sẽ tốt chơ cơ thể và tâm trí. Thậm chí cũng có thể giúp con bé học hành thoải hơn.”

Chỉ sau một năm mời thầy, Yuan cho biết tính cách và thái độ của cô con gái 13 tuổi của anh đã thay đổi theo chiều hướng tốt dần lên. Nếu như cô bé trước đây luôn phàn nàn về các hoạt động thể lực thì giờ, nó đã thích chơi thể thao và có thói quen tập chạy sau khi kết thúc việc họ ở trường. “Nó giờ vui vẻ và hứng thú với chuyện học hành hơn… Con bé giờ tràn đầy năng lượng,” Yuan nói.

Tay vợt người Trung Quốc, Li Na khi còn thi đấu

Tay vợt người Trung Quốc, Li Na khi còn thi đấu

Thực ra, Yuan chỉ là một trong hàng nghìn bậc cha mẹ Trung Quốc đang đua nhau đăng kí cho con cái họ vào các lớp quần vợt tập luyện khi môn thể thao này trở nên phổ biến hơn ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã tổ chức nhiều giải đấu quốc tế và trong 7 năm qua, quần vợt đã dần quen thuộc hơn với các gia đình. Bên cạnh đó, thành công của cây vợt nữ Li Na cũng giúp đưa quần vợt đến gần hơn với giới trung lưu tại Trung Quốc.

Theo Yuan, sở dĩ anh chọn quần vợt cho con gái vì trước đó, cô bé không thích chơi cầu lông. Quyết định này cũng đồng nghĩa Yuan sẽ phải chấp nhận bỏ ra 250 nhân dân tệ (tương đương 850.000 đồng Việt Nam) cho mỗi buổi tập của cô con gái. Tuy nhiên, với thu nhập ổn định, Yuan cho biết anh sẽ để con gái được tập luyện cho đến khi vào đại học.

Chính nhờ những người như Yuan mà thu nhập của các HLV quần vợt tại Thâm Quyến cũng tăng vọt trong nhiều năm trở lại đây. Theo một HLV có tên là Huang Jianyong, phần lớn các khách hàng của anh là trẻ em hoặc thiếu niên ở các gia đình khá giả. “Trước đây tôi thường chỉ dạy 2-3 giờ mỗi ngày nhưng 2 năm qua, tôi đã dạy tới 4 giờ mỗi ngày và 8 giờ vào những ngày cuối tuần,” Huang nói.

tennis

Nhiều chuyên gia cho biết, trong khi phàn lớn các bậc cha mẹ cho con cái tập quần vợt để giảm tải áp lực trong chuyện học hành, một lý do khiến quần vợt trở nên được đặc biệt quan tâm là chính sách chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc đã đánh mạnh vào những môn thể thao xa xỉ như đua thuyền và golf. Cũng vì thế mà số người chơi ở Thâm Quyến đã tăng vọt. Nhiều công ty thành lập hẳn những đội quần vợt và thường xuyên tổ chức các giải đấu giao hữu, trong khi tất cả số sân trong thành phố luôn chật kín người vào các dịp cuối tuần.

Một trong những trung tâm có số cuộc gọi đặt sân nhiều nhất là Bijiashan Tennis Centre. Theo quản lý của Bijiashan, phần lớn người chơi ở độ tuổi trung niên muốn đến đây để rèn luyện thể lực sau một ngày làm việc. Họ có điều kiện về kinh tế và cũng muốn duy trì sức khỏe.

Tại những thành phố lớn khác của Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải, quần vợt đều dành cho các gia đình có điều kiện bởi chi phí cho những buổi tập một thầy, một trò dao động từ 200-500 nhân dân tệ mỗi giờ.

Cựu số 2 thế giới, Li Na

Cựu số 2 thế giới, Li Na

Còn ở thành phố quê hương của cựu cây vợt Li Na là Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, cơn sốt quần vợt tăng mạnh, đặc biệt trong 3 năm qua khi số trung tâm được mở khắp nơi. Cộng thêm việc Vũ Hán giành quyền tổ chức giải WTA đầu tiên của thành phố vào năm 2014, phong trào chơi quần vợt đã lan rộng trong cộng đồng.

Một lý do khác theo các bậc cha mẹ như Yuan là chơi quần vợt an toàn cho trẻ hơn là bóng đá hay bóng rổ. Bằng chứng là nhiều học sinh và thanh thiếu niên ở Thượng Hải đều chọn quần vợt trong 6 năm qua, chưa kể đây cũng là một môn thể thao thời trang và cho thấy sự giàu có. Thống kê từ Hiệp hội quần vợt Thượng Hải cho biết hiện có hơn 70.000 người của thành phố chơi quần vợt thường xuyên trong tổng số 980.000 người biết và quan tâm đến môn thể thao này.

Ngoài ra, hằng năm Hiệp hội quần vợt Thượng Hải tổ chức 8 giải đấu lớn, trong khi ở Thâm Quyến, các giải đấu nghiệp dư và chuyên nghiệp diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông khi thời tiết trở nên lạnh hơn.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm