Truyền thông Thái Lan: SEA Games đang mất dần giá trị vì căn bệnh thành tích?

thứ năm 10-8-2017 7:06:39 +07:00 0 bình luận
Truyền thông quốc tế lo ngại rằng, SEA Games đang ngày càng mất giá bởi những toan tính của các nước chủ nhà nhằm vơ vét tối đa số lượng huy chương.

Truyền thông quốc tế lo ngại rằng, SEA Games đang ngày càng mất giá bởi những toan tính của các nước chủ nhà nhằm vơ vét tối đa số lượng huy chương.

"Đừng để SEA Games hủy hoại tinh thần đoàn kết của ASEAN" là tiêu đề bài báo được đăng trên trang Thairath mới đây. Theo lập luận của tác giả bài viết này, nước chủ nhà Malaysia đang có những động thái đi ngược lại với chính khẩu hiệu của SEA Games 29, "Rising together" (Tạm dịch: Cùng nhau tỏa sáng).

"Malaysia hy vọng rằng, SEA Games 29 sẽ là chất xúc tác, giúp cho tình đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ngày càng khăng khít. Tuy nhiên, nếu là người thường xuyên theo dõi chuyển động của giải đấu trong vòng 4-5 tháng trở lại đây, bạn chắc chắn sẽ thấy điều ngược lại", cây viết có bút danh "Zoom" khẳng định.

Malaysia (áo trắng) rơi vào bảng đấu được đánh giá là ''dễ thở'' tại SEA Games 29. Ảnh: Foxsports.
Malaysia (áo trắng) rơi vào bảng đấu được đánh giá là "dễ thở" tại SEA Games 29. Ảnh: Foxsports.

Theo phân tích của tác giả, tại SEA Games 29, Malaysia đã cho thêm những môn thi đấu thế mạnh như khúc côn cầu trên băng hay trượt băng nghệ thuật. Trong khi đó, những môn được coi là "mỏ vàng" của Thái Lan như cử tạ nữ thì không xuất hiện. Hơn thế nữa, nước chủ nhà còn đưa ra quy tắc bốc thăm kỳ quặc ở môn bóng đá nam, giúp họ lọt vào bảng đấu dễ thở, đồng thời đẩy Thái Lan vào bảng B "tử thần".

"Nếu họ muốn giành tối đa số lượng HCV, chúng ta sẽ cho họ toại nguyện. Những NHM đừng bao giờ tỏ ra không hài lòng hay phản đối điều đó. Về kinh tế, Thái Lan không phải số 1 trong khu vực. Thế nhưng, chúng ta hãy thể hiện mình là quốc gia số 1 về tinh thần đoàn kết và sự tôn trọng với các nước láng giềng", cây viết "Zoom" nhấn mạnh trong bài viết.

''Đừng để SEA Games hủy hoại tinh thần đoàn kết của ASEAN'' là tiêu đề bài báo được đăng trên trang Thairath mới đây.
"Đừng để SEA Games hủy hoại tinh thần đoàn kết của ASEAN" là tiêu đề bài báo được đăng trên trang Thairath mới đây.

Trên thực tế, việc các quốc gia chủ nhà của SEA Games tạo lợi thế tối đa để đứng đầu bảng tổng sắp huy chương là câu chuyện không mới. Tờ South China Morning Post từng chỉ ra một số trường hợp điển hình ở các kỳ SEA Games trong quá khứ. 

SEA Games 2011 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của môn trượt patin, giúp nước chủ nhà Indonesia "ẵm" trọn bộ 12 HCV. Bên cạnh đó, việc đưa thêm một số môn không nằm trong chương trình thi đấu của Olympic đã góp phần không nhỏ giúp Indonesia kết thúc giải đấu với 182 HCV, chiếm giữ ngôi đầu trên bảng tổng sắp huy chương.

Nên nhớ rằng. con số 182 này trội hơn rất nhiều thành tích của Indonesia tại các kỳ SEA Games sau đó (64 HCV tại SEA Games 2013 và 67 HCV tại SEA Games 2015).

Myanmar ''vơ vét'' gần hết HCV ở môn Chinlone tại SEA Games 2013. Ảnh: The Star Online.
Myanmar "vơ vét" gần hết HCV ở môn Chinlone tại SEA Games 2013. Ảnh: The Star Online.

Điều tương tự xảy ra tại SEA Games 2013 khi Myanmar giành 6 trên 8 HCV ở các nội dung Chinlone, môn thể thao mà hầu hết các quốc gia tham dự đều không hiểu rõ về nó. Một câu chuyện khác diễn ra vào năm 2007 khi Thailand giành hầu hết HCV ở nội dung cầu mây nhờ việc sử dụng loại cầu mới toanh.

"Đó là chúng ta còn chưa nhắc tới những vấn nạn khác như xử ép, dàn xếp tỷ số hay những hành vi phi thể thao giữa các VĐV. Việc các nước chủ nhà tung ra chiến thuật nhằm vun vén bản thân khiến cho SEA Games ngày càng trở nên tẻ nhạt và kém tiếng trong làng thể thao thế giới", Giáo sư P. Rattanasevee khẳng định. "Nếu các quốc gia Đông Nam Á không thể cùng nhau phát triển, thì việc tổ chức SEA Games là vô nghĩa."

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm