Việt Nam hiện dã có 39 HCV, xếp trên chủ nhà Campuchia 2 HCV. Đứng thứ 3 vẫn là Thái Lan với 32 HCV.
Ở nội dung nhảy xa, VĐV Nguyễn Tiến Trọng đã không thể bảo vệ tấm HCV khi thành tích của anh kém hơn VĐV Philippines 20cm.
Hà Thị Linh đánh bại võ sĩ Myanmar, giành quyền vào chung kết hạng cân 60-63kg. Cô đang hướng tới tái lập thành tích HCV SEA Games mình từng đạt được 10 năm về trước trên đất Myanmar.
Thất bại trước Philippines không ảnh hưởng đến chiếc vé vào bán kết của tuyển nữ Việt Nam. Thầy trò Mai Đức Chung vẫn giành quyền đi tiếp bằng ngôi đầu bảng với 6 điểm và hiệu số +4 (7-3).
Thành tích của Huy Hoàng trên đường bơi 200m tự do nam là 1:49:31, xếp sau VĐV của Malaysia (1:48:91) và Thái Lan (1:49:29).
Ngay sau tấm HCV ở nội dung 5000, Nguyễn Thị Oanh tiếp tục tranh tài tại nội dung 3000m vượt chướng ngại vật. Tuy nhiên, cô vẫn hoàn tất siêu phẩm để đời khi giành HCV ở 2 nội dung trong vòng... chưa đầy 20 phút..
Đây cũng là tấm HCV thứ 11 của Nguyễn Thị Oanh qua các kỳ SEA Games.
Ở nội dung 5000m nữ, Nguyễn Thị Oanh về đích với thành tích 4:16:85, qua đó giành tấm HCV thứ 2 ở SEA Games 32. Cô không ăn mừng và lập tức chuẩn bị cho nội dung tiếp theo.
VĐV Bùi Thị Ngân đem về thêm 1 HCB cho điền kinh Việt Nam khi về đích ngay phía sau Nguyễn Thị Oanh. HCĐ thuộc về VĐV người Singapore.
Võ sĩ Bùi Phước Tùng đã đánh bại đối thủ Timor Leste, giành quyền vào chung kết hạng cân 71kg Boxing.
Nguyễn Thị Hằng đã không thể bảo vệ thành công HCV ở SEA Games 32. Thành tích của cô là 1m77, thua VĐV người Thái Lan giành HCV 0,02m.
Tâm sự sau khi kết thúc phần thi của mình, Hằng cho biết đây sẽ là kỳ SEA Games cuối cùng của cô.
Ở vòng chung kết nội dung 400m nam, Trần Đình Hoàng đã về dích ở vị trí thứ 6, với thành tích 48.26, trong khi Trần Đình Sơn xếp cuối do bị chấn thương gân khoeo ở vòng loại buổi sáng.
Nguyễn Thị Huyền đã không thể giành HCV ở nội dung 400m nữ. Cô xuất phát phát ở làn chạy số 7, một vị trí rất bất lợi trong khi cô đang là đương kim vô địch của nội dung này.
Võ sĩ Việt Nam bị dẫn 4-3 do đội Thái Lan khiếu nại thành công khi trận đấu còn 5 giây. Tuấn đá trúng một đòn vào giáp nhưng không được công nhận, anh để thua điểm sát nút và nhận HCB đối kháng hạng 70kg.
Đội tuyển Đột Kích Việt Nam giành chiến thắng hủy diệt 3-0 trước Indonesia để bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games.
Ở môn võ Kun Khmer hạng cân 63,5 kg Trương Cao Minh Phát đã giành HCĐ sau khi để thua VĐV nước chủ nhà Campuchia ở vòng bán kết.
Nguyễn Hoàng Tấn, Lê Phi Bảo, Lê Đức Duy, Mai Đình Chiến đã đem về tấm HCV tiếp theo cho thể thao Việt Nam ở nội dung Đa luyện vũ khí nam Vovinam.
Đinh Phương Thành đã xuất sắc giành HCV nội dung xà đơn thể dục dụng cụ. Bài thi của anh được chấm 13,500, xếp trên 2 VĐV Indonesia (13,000) và Philippines (12,250).
Sau thất bại trước Khánh Phong, Carlos Yulo cũng đã đòi lại món nợ trước Đinh Phương Thành ở nội dung xà kép. Ở 2 kỳ SEA Games trước đó, VĐV người Philippines đều thất bại trước Đinh Phương Thành.
Võ sĩ Nguyễn Thành Trung giành HCĐ Kun Khmer hạng cân 57kg sau thất bại ở vòng bán kết trước chủ nhà Campuchia.
Trịnh Hải Khang giành HCĐ ở nội dung nhảy chống với thành tích 14.050.
Tại nội dung vòng treo, Nguyễn Văn Khánh Phong đã bất ngờ đánh bại nhà vô địch TDDC thế giới Carlos Yulo để giành tấm HCV thứ 3 cho Thể dục dụng cụ Việt Nam.
Ở tứ kết đồng đội nam môn cầu lông, Việt Nam thua Malaysia 1-3. Nguyễn Hải Đăng hạng 107 thế giới mở màn bằng trận thua Leong Jun Hao hạng 61 thế giới 21-14, 21-16.
Nguyễn Đình Hoàng / Trần Đình Mạnh thua tiếp Beh Chun Meng / Goh Boon 21-19, 21-14.
Lê Đức Phát hạng 163 thế giới níu kéo hy vọng cho đội nhà khi đánh bại Lee Shun Yang hạng 93 thế giới 13-21, 21-16, 7-21.
Tuy nhiên, Malaysia vẫn thắng chung cuộc nhờ Chia Weijie / Liew Xuan thắng Nguyễn Xuân Hưng / Phạm Văn Hải 21-14, 21-18.
Với 13.450 điểm cho phần thi của của mình, Đặng Ngọc Xuân Thiện đã vượt qua 2 VĐV Singapore và Malaysia để giành tấm HCV nội dung ngựa vòng Thể dụng dụng cụ.
Quàng Thị Thu Nghĩa đã có chiến thắng lội ngược dòng ở trận bán kết, chính thức đưa VĐV kì cựu người Singapore - Nurul Shuhaila trở thành cựu vương.
Đoàn Thị Hồng Nhung giành HCV nội dung cờ ốc cá nhân nữ 60 phút sau khi đánh bại đối thủ người Philippines.
Nguyễn Thế Vũ giành HCĐ Pencak Silat hạng cân 50-55kg sau khi thua VĐV Indonesia ở bán kết.
Hi vọng thêm một suất tranh chung kết ở lượt thi đấu sáng 8/5 của Pencak Silat Việt Nam chỉ còn chờ Quàng Thị Thu Nghĩa hạng 60-75kg.
Phạm Tuấn Anh đạt HCĐ Pencak Silat hạng cân 65-70kg sau khi thua vận động viên Thái Lan ở bán kết.
Đội tuyển bóng rổ nữ 5x5 Việt Nam thua trận đầu tiên vòng loại trước Indonesia với tỷ số 62-67.
Vũ Văn Kiên giành HCĐ Pencak Silat 55-60kg sau khi thua VĐV Indonesia ở bán kết.
Ở trận Bán kết đồng đội nam môn tennis, Việt Nam thắng Indonesia 2-1. Ở trận đầu, Lý Hoàng Nam hạ Muhammad Rifqi Fritriadi 6-3, 7-5, nhưng tới trận sau, Trịnh Linh Giang thua Christopher Rungkat 6-1, 5-7, 1-6. Đến trận đôi quyết định, Phạm Minh Tuấn / Nguyễn Văn Phương xuất sắc thắng ngược David Agung Susanto / Nathan Anthony Barki 4-6, 6-3, 6-3.
Lâm Thị Thùy Mỵ, Lê Toàn Trung, Đoàn Hoàng Thâm, Lâm Trí Lâm đã đem về HCV nội dung Đao luyện vũ khí nữ(1 nữ đao luyện 3 nam) môn Vovinam.
Ở vòng loại thứ 2 400m nam, Trần Đình Sơn đã cán đích ở vị trí thứ 4 với thành tích 47:43. Trong quá trình nước rút, anh đã bị chấn thương và cần phải có sự hỗ trợ của các nhân viên y tế.
Nguyễn Huy Hoàng đã xuát sắc cán đích sau 1:51:96, xếp thứ 3 chung cuộc ở vòng loại sau 2 VĐV người Thái Lan và Malaysia. Kình ngư hàng đầu Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt cho vòng chung kết diễn ra vào buổi tối ngày hôm nay.
Cũng ở nội dung 200m nam, một VĐV khác vủa Việt Nam là Ngô Đình Chuyển với thành tích 1:52:50 cũng sẽ thi đấu ở chung kết.
Trần Nhật Hoàng đã dẫn đầu trong phần lớn thời gian thi đấu, song anh vẫn để thua VĐV người Philippines Umajesty Williams ở những giây cuối cùng.
Tuy nhiên, Nhật Hoàng vẫn giành quyền vào chung kết với vị trí thứ 2 vòng loại.
VĐV Phạm Thị Vân của Việt Nam về đích ở vị trí thứ 4 với 1 phút 3 giây 73.
Mới chỉ hoàn thành ngày thứ nhất các nội dung điền kinh trong sân (8/5/2023), lịch thi đấu môn điền kinh SEA Games 32 lại đổi như chong chóng. Mới nhất, Nguyễn Thị Oanh gặp khó chưa từng gặp trong sự nghiệp thi đấu.
Và trước ngày thi đấu 9/5/2023 này, lịch mới lại được công bố. Sau khi thi 5000m nữ vào chiều tối 8/5/2023, Oanh đối mặt với lịch thi đấu cực kỳ gắt. Cô gái Bắc Giang sẽ phải đấu 1500m lúc 17:30 (9/5/2023). Và sau đó lúc 17:50 sẽ bước vào nội dung khó khăn hơn là 3000m chướng ngại vật.
Theo tính toán, Oanh sẽ mất khoảng hơn 4 phút để hoàn thành 1500m. Cô chỉ kịp thay quần áo, đeo số bib nội dung 3000m chướng ngại vật và phải đến phòng chờ ngay lập tức (quy định đến Call Room cũng rất nghiêm ngặt, nếu VĐV đến muộn giờ coi như bị truất quyền thi đấu).
Nội dung pool 9 bi đơn nam của SEA Games 32 hôm nay sẽ diễn ra vòng tứ kết. Hai cơ thủ Nguyễn Anh Tuấn và Tạ Văn Linh sẽ gặp đối thủ Thái Lan (14:00) và Indonesia (16:00). Việc cả Johann Chua và Carlo Biado, hai ứng cử viên hàng đầu cho tấm HCV nội dung này đều đã bị loại là cơ hội cho các cơ thủ Việt Nam làm nên chuyện tại kỳ SEA Games năm nay.
Cũng trong ngày hôm nay, vòng 1/8 nội dung carom 3 băng đơn nam chứng kiến "phù thuỷ" Efren Reyes thi đấu. Tay cơ huyền thoại gặp VĐV nước chủ nhà Campuchia nhưng lại có cái tên rất... Hàn Quốc là Woo Dong-hoon. Hai VĐV Việt Nam là Nguyễn Trần Thanh Tự và Nguyễn Đức Anh Chiến không phải thi đấu vòng 1/8, vào thẳng tứ kết do đối thủ bỏ cuộc.
U22 Việt Nam đã giành vé vào bán kết SEA Games 32 sớm một lượt đấu, HLV Troussier có những toan tính ở trận cuối vòng bảng gặp U22 Thái Lan.
“Trước trận đấu này tôi và toàn đội đều biết, nếu thắng, chúng ta sẽ vào bán kết. Đó vừa là động lực, vừa là áp lực với toàn đội. Trước trận đấu, chúng tôi lường trước khó khăn, nhất là trong bối cảnh đối thủ buộc phải thắng sau trận thua U22 Thái Lan.
Do đó, chúng tôi sẵn sàng cho nhiều diễn biến khó lường, cường độ cao. Tôi hài lòng về kết quả, tinh thần chiến đấu. Sân bãi hôm nay khiến đội không thể áp đặt lối chơi như mong muốn song toàn đội đã sẵn sàng để tranh chấp với đối thủ”, HLV Troussier chia sẻ sau chiến thắng 2-1 trước U22 Malaysia ở lượt trận thứ 4 bảng B.
Giành chiến thắng này, U22 Việt Nam cùng U22 Thái Lan đoạt tấm vé sớm vào bán kết. HLV Troussier cho hay, ông không chủ đích chọn đối thủ.
Ông nói: “Tôi tôn trọng mọi đối thủ. Ở mọi trận đấu, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Ở bảng A, U22 Indonesia đã vào bán kết và nếu không có bất ngờ lớn nào thì Myanmar lọt vào vòng này. Tôi không chủ đích chọn đối thủ. Nếu muốn vô địch, không được phép sợ hãi, lãng tránh bất cứ mọi đối thủ nào”.
Dù vậy, trận đấu trước mắt với U22 Thái Lan có tính chất phân định ngôi vị nhất, nhì bảng đấu. Ông cho hay: "Chúng ta đã vào bán kết và đá thêm 2 trận nữa. Đáng nói, sau trận gặp U22 Thái Lan, chúng ta chỉ có đúng 1 ngày chuẩn bị cho trận bán kết. Thế nên, BHL sẽ họp bàn trước khi bước vào trận gặp U22 Thái Lan. Chắc chắn, chúng tôi sẽ giữ sức cho các cầu thủ ở bán kết và cũng toan tính về kết quả”.
Trong nội dung cuối cùng của điền kinh ngày 8/5, Việt Nam đã có được tấm HCV nội dung 4x400m tiếp sức hỗn hợp nhờ màn thể hiện xuất sắc của Nguyễn Thị Huyền, Trần Đình Sơn, Nguyễn Thị Hằng và Trần Nhật Hoàng.
Khi được nhận xét về tấm HCV các học trò, HLV Vũ Ngọc Lợi đề cao trình độ của các VĐV nữ đã ở một đẳng cấp khác so với các đối thủ trong khu vực:
"Ba năm nay, chúng tôi đã theo dõi, thậm chí đã bấm giờ thành tích của các nữ VĐV. Chúng tôi nhận thấy thực lực các nữ VĐV của chúng ta vượt trội hơn rất nhiều so với các nước khác."
Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định vai trò của các nam VĐV trong chặng đua 4x400m:
"Các VĐV nam đã gánh cho nữ một số quãng chạy nhất định. Sơn là một VĐV có nhiều kinh nghiệm, cậu ấy chạy ở đoạn giữa và căn chỉnh, trao gậy rất là nhịp nhàng. Còn Hoàng là một VĐV trẻ, nhưng mà đã có sự cố gắng rất lớn."
Tính đến thời điểm hiện tại, điền kinh Việt Nam đã có được 3 HCV. Nhưng với phong độ cao của các VĐV, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng "cơn mưa vàng" sẽ đến với đoàn thể thao Việt Nam trong những ngày sắp tới.