Copa America 2016 là cuộc tra tấn thể lực

thứ tư 25-5-2016 15:52:18 +07:00 0 bình luận
“Đây là Copa America rất khác. Tôi không dám gọi đây là Copa America, vì với tôi, Copa America không phải như vậy”, Oscar Tabarez – HLV Tuyển Uruguay nhận xét.

“Đây là Copa America rất khác. Tôi không dám gọi đây là Copa America, vì với tôi, Copa America không phải như vậy”, Oscar Tabarez – HLV Tuyển Uruguay nhận xét với thái độ rõ ràng không hài lòng về giải đấu tại Mỹ mà thầy trò ông sắp dự vào cuối tuần sau (diễn ra từ ngày 3 đến 26/6).

Nhưng chiến lược gia này đúng là có lý, ngay cả khi bỏ qua sự thật là lần đầu tiên trong lịch sử, giải đấu khu vực lâu đời nhất lịch sử diễn ra bên ngoài Nam Mỹ với sự tham dự của 10 đại diện khu vực này cùng 6 đối thủ thuộc vùng CONCACAF.

Lần đầu tiên trong lịch sử, giải đấu khu vực lâu đời nhất lịch sử diễn ra bên ngoài Nam Mỹ.

Lần đầu tiên trong lịch sử, giải đấu khu vực lâu đời nhất lịch sử diễn ra bên ngoài Nam Mỹ.

“Coi như Uruguay phải di chuyển xuyên suốt nước Mỹ. Tôi không thích như thế. Lẽ nào để vào tới chung kết, các đội buộc phải di chuyển khắp nước chủ nhà? Nước Mỹ rất rộng, lại thêm cái nóng tháng 6 cùng quãng đường di chuyển, các cầu thủ cần phải chuẩn bị nhiều hơn mức bình thường”, Oscar Tabarez giải thích. Xem ra ông có lý, vì đâu chỉ riêng nhiệt độ ngoài trời đã ước khoảng 30°C, mà quan trọng là các địa điểm thi đấu cách nhau quá xa một cách bất hợp lý.

Các địa điểm thi đấu của Copa America 2016.

Các địa điểm thi đấu của Copa America 2016.

Đơn cử như trường hợp của Uruguay. Thầy trò Oscar Tabarez sẽ ra quân tại Glendale ở phía tây nam. Trận thứ 2 của họ diễn ra ở… đầu kia nước Mỹ tại Philadelphia thuộc vùng đông bắc cách đó 3.353km đường chim bay và 3.839km đường bộ, nghĩa là việc di chuyển bằng xe không khả thi do ngốn tới 1 ngày và 11 giờ, nhưng đi máy bay cũng mất đến 5-6 giờ, trong lúc thời gian nghỉ giữa các trận đấu chỉ có 3 ngày.

Ở trận cuối vòng bảng, Uruguay phải vòng ngược lại đầu kia của Mỹ đến Santa Clara ở phía tây càng xa hơn, ước khoảng 1 ngày 18h đi xe. Nếu chung cuộc đứng đầu bảng C thì ở lại đây đá tiếp tứ kết, nhưng nếu chỉ đứng nhì bảng, Uruguay lại phải xuyên qua nước Mỹ thêm lần nữa để chuyển đến Foxborough ở miền đông bắc cách đó 1 ngày 12h đi xe.

Lộ trình một số ĐTQG hàng đầu

Mỹ (bảng A)

Vòng bảng

Santa Clara – Chicago 1 ngày 7 giờ đi xe (3.473km đường bộ, 2.965km đường không).

Chicago – Philadelphia 11h28’ xe (1.220 km đường bộ, 1.069 km đường không).

Tứ kết

Philadelphia - Seattle 1 ngày 7 giờ đi xe (4.554km đường bộ, 3.823km đường không).

Philadelphia - New Jersey 1h35’ đi xe (147km đường bộ, 68km đường không).

Brazil(bảng B)

Vòng bảng

Pasadena – Orlando 13h32’ đi xe (1.541km đường bộ, 1.350km đường không).

Orlando – Foxborough 18h50’ đi xe (2.060km đường bộ, 1.761km đường không).

Tứ kết

Foxborough – Seattle 1 ngày 20h đi xe (4.909km đường bộ, 4.005km đường không).

Foxborough - New Jersey 3h26’ đi xe (324km đường bộ, 275km đường không).

Uruguay (bảng C)

Vòng bảng

Glendale – Philadelphia 1 ngày 11h đi xe (3.839km đường bộ, 3.353km đường không).

Philadelphia - Santa Clara 1 ngày 18h đi xe (4.671km đường bộ, 4.031km đường không).

Tứ kết

Ở lại Santa Clara.

Santa Clara – Foxborough 1 ngày 12h đi xe (3.904km đường bộ, 3.392km đường không).

Argentina (bảng D)

Vòng bảng

Santa Clara – Chicago 1 ngày 7 giờ xe (3.473km đường bộ, 2.965km đường không).

Chicago – Seattle 1 ngày 6h đi xe (3.321km đường bộ, 2.791km đường không).

Tứ kết

Seattle – Foxborough 1 ngày 20h đi xe (4.909km đường bộ, 4.005km đường không).

Seattle - Santa Clara 12h57’ đi xe (1.349km đường bộ, 1.141km đường không).

Chile(bảng D)

Vòng bảng

Santa Clara – Foxborough 1 ngày 12h đi xe (3.904km đường bộ, 3.392km đường không).

Foxborough – Philadelphia 4h54’ đi xe (478km đường bộ, 404km đường không).

Tứ kết

Philadelphia – Foxborough 4h54’ đi xe (478km đường bộ, 404km đường không).

Philadelphia - Santa Clara 1 ngày 18h đi xe (4.671km đường bộ, 4.031km đường không).

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm