Ở Olympic 1970, bắn cung bắt đầu xuất hiện. Nó là môn thể thao lâu đời nhưng lại ít được thịnh hành trên thế giới. Thực tế, bộ môn này đã du nhập vào Việt Nam khá sớm. Tuy nhiên, sự phát triển lại không tương xứng với bề dày lịch sử. Theo lý giải, một trong những nguyên nhân khiến bắn cung chưa thịnh hành là đầu tư quá tốn kém nhưng thu nhập lại không tương xứng.
Suốt thời gian dài, bắn cung Việt Nam chưa có sự đột phá mà chỉ phát triển cầm chừng. Điều này không quá bất ngờ vì chưa được đầu tư mạnh mẽ. Tất yếu, thành tích trên đấu trường quốc tế khá khiêm tốn. Ngay ở các kỳ SEA Games, việc có huy chương đã là thành công chứ chưa mơ đến HCV.
Câu chuyện chỉ rẽ sang hướng khác tại SEA Games 29 ở Malaysia. Lúc đấy giờ, bắn cung Việt Nam được đầu tư lớn với trang thiết bị hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế. Những chiếc cung được nhập từ Mỹ hay Hàn Quốc về có giá đến cả trăm triệu đồng. Một niềm mơ ước với các cung thủ Việt Nam. Ngay lập tức, những cột mốc ấn tượng dồn dập đến.
Đầu tiên là tấm HCV của Chu Đức Anh ở SEA Games 29. Đến kỳ đại hội sau, bắn cung ghi dấu ấn đậm nét với 3 HCV. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ đã giành tấm vé chính thức dự Olympic. Đằng sau những cột mốc lịch sử đó, những chiếc cung có giá trăm triệu đóng vai trò then chốt.
“Hot-girl” Đỗ Thị Ánh Nguyệt xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình cô ở Hưng Yên chỉ thoát họ nghèo cách đây vài năm. Cô em út của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic 2021 bày tỏ, cô chơi thể thao chuyên nghiệp vì đam mê chứ không vì tiền bạc.
Song, với bản thân mỗi cung thủ, khi chưa thật sự tạo tiếng vang ở các đấu trường quốc tế, mức thu nhập của họ khá khiêm tốn; chỉ dao động từ 4-6 triệu đồng. Nhưng, khi đã gắn nghiệp với thể thao, bất kỳ ai cũng có thể bỏ ra số tiền lớn để đầu tư. Ánh Nguyệt hay các đồng đội đều thế.
Và những chiếc cung tiêu chuẩn quốc tế đó là tài sản lớn nhất với họ. Theo định giá trên thị trường, những chiếc cung chấp nhận được rơi vào khoảng 1.000 – 2.000 USD (tương đương từ 20 đến 45 triệu đồng). Còn các cung xịn, được các cung thủ trên thế giới hay sử dụng có giá thấp nhất 4.000 USD (gần 100 triệu đồng).
Đó là vật bất li thân và nói vui chẳng khác nào “bạn đời” của họ. Để phấn đấu đến trình độ thi đấu Olympic, Ánh Nguyệt phải trải qua quá trình gian truân từ cung gỗ, cung tự chế đến cung giá rẻ vài triệu. Song, tất cả cũng chỉ là thử thách họ phải vượt qua nếu muốn vươn tầm đỉnh cao.
Sự đầu tư lớn đã và đang mang đến thành quả tương xứng. Đó là những suất dự Olympic quý giá như để khẳng định, bắn cung không còn chỉ phát triển cầm chừng ở Việt Nam mà nó có thể vươn xa ở tầm quốc tế.