Trước thềm Paris 2024, Đông Nam Á còn có thành tích khá khiêm tốn trong các kỳ Thế vận hội. Cả 11 nước trong khu vực mới chỉ có 21 HCV và cũng chỉ có 5 quốc gia có VĐV đứng trên bục cao nhất là Thái Lan (10), Indonesia (8), Singapore, Philippines và Việt Nam mỗi quốc gia có 1 HCV.
Trong đó, năm 2016 là kỳ thành công nhất khi có 4 HCV đến từ các VĐV của Việt Nam, Indonesia, Singapore và Thái Lan. Đó cũng là hai kỳ Thế vận hội mang tính lịch sử với thể thao Việt Nam và Singapore khi lần đầu có HCV.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh gây sửng sốt với ngôi vị vô địch nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Anh còn đoạt thêm 1 HCB. Đến nay Hoàng Xuân Vinh là người duy nhất giành HCV, giành hơn 1 tấm huy chương ở đấu trường Olympic.
Trong khi đó, Joseph Schooling đánh bại huyền thoại Michael Phelp để giành HCV nội dung 100m bướm nam môn bơi lội. Ngoài ra, hai đoàn khác cũng có HCV. Bộ đôi nam nữ Tontowi Ahmad - Liliyana Natsir giúp Indonesia đứng đầu ở nội dung đôi nam nữ. Thái Lan có hai tấm HCV đều ở môn cử tạ của Sopita Tanasan (48kg nữ) và Sukanya Srisurat (58kg nữ).
Kỳ tích này được lặp lại tại Paris khi Đông Nam Á có 5 tấm HCV. Tuy nhiên, Việt Nam lại không có tấm huy chương nào. Các HCV đến từ Philippines, Thái Lan và Indonesia.
Carlos Yulo chính là hiện tượng với 2 tấm HCV môn thể dục dụng cụ. Philippines tiếp tục đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Indonesia có hai HCV của Leonardo Veddriq (leo núi thể thao) và Rizki Juniansyah (cử tạ). Thái Lan có tấm HCV duy nhất của nữ VĐV teakwondo Panipak.