10 câu chuyện xúc động của đội tuyển Tị nạn Olympic 2016 (Bài 2)

thứ sáu 5-8-2016 22:04:58 +07:00 0 bình luận
10 VĐV là 10 cảnh đời, 10 số phận éo le khác nhau. Họ đều mang tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, kể cả khi đối mặt với cái chết.

10 người là 10 cảnh đời, 10 số phận khác nhau. Người chạy trốn thoát khỏi chiến tranh, người buộc phải tìm đến vùng đất mới do làng mạc bị phá hủy, người trốn thoát sau những cuộc giam cầm, người may mắn thoát khỏi cảnh bị bắt đi lính, tham gia vào những đạo quân vô nghĩa. Tất cả đều phải chịu cảnh ly tán gia đình từ khi còn nhỏ. 

10 câu chuyện xúc động của đội tuyển Tị nạn Olympic 2016 (Bài 1)

Yiech Pur Biel: ''Thông qua giáo dục và cả chạy bộ, chúng ta có thể thay đổi thế giới''
Yiech Pur Biel: "Thông qua giáo dục và cả chạy bộ, chúng ta có thể thay đổi thế giới"

Yiech Pur Biel (21 tuổi)

Xuất thân: Nam Sudan

Môn thi đấu: Chạy 800m

Năm 2005, Yiech chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh ở miền Nam Sudan. Như nhiều người khác, Yiech tìm tới trại tị nạn ở phía Bắc Kenya. Ban đầu, Yiech thử chơi bóng đá nhưng môn thể thao này đòi hỏi cần phải có đồng đội, khác với môn chạy, tự bản thân luyện tập lúc nào cũng được.

“Hầu hết chúng tôi phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ở trại tị nạn, chúng tôi không có tiện nghi gì cả, đến giày cũng không có chứ đừng nói đến phòng gym”, Yiech hồi tưởng. “Thời tiết cũng không thuận lợi khi trời nắng nóng suốt từ sáng tới tối khuya".

 

Yiech Pur Biel vẫn chạy tốt dù chẳng có giày hay phòng gym
Yiech Pur Biel vẫn chạy tốt dù chẳng có giày hay phòng gym

Dù ở xa quê hương, anh vẫn luôn mong ngóng hướng về Nam Sudan. "Thế hệ trẻ như chúng tôi có thể làm gì đó để thay đổi. Tôi có thể chứng tỏ cho những người cùng cảnh ngộ như mình rằng họ luôn có cơ hội đáng để hi vọng trong cuộc sống. Thông qua giáo dục và cả chạy bộ, bạn có thể thay đổi thế giới”.

Rose Nathike Lokonyen chỉ mới làm quen với chạy bộ...1 năm trước khi dự Olympic
Rose Nathike Lokonyen chỉ mới làm quen với chạy bộ...1 năm trước khi dự Olympic

Rose Nathike Lokonyen (23 tuổi)

Xuất thân: Nam Sudan

Môn thi đấu: Chạy 800m

Trước đây 1 năm, Rose còn không có khái niệm thế nào là VĐV chạy chuyên nghiệp. Cô chưa từng thi đấu ở bất cứ giải nào, kể cả giải nghiệp dư.

Mới 10 tuổi, cô đã chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh ở Nam Sudan để đến trại tị nạn ở miền Bắc Kenya. Rồi một ngày, giáo viên gợi ý cô tham gia chạy giải 10km.

Chạy bộ đã làm thay đổi cuộc đời Rose Nathike Lokonyen
Chạy bộ đã làm thay đổi cuộc đời Rose Nathike Lokonyen

“Tôi chằng tập luyện gì. Lần đầu tiên tôi chạy và rồi tôi về nhì. Tôi hết sức ngạc nhiên về bản thân”. Kể từ đó, cuộc sống tị nạn của Rose trở nên “tươi hồng” hơn cùng với các buổi tập chạy bài bản.

Rose Lokonyen được chọn là người cầm cờ Olympic cho đội tuyển VĐV tị nạn.

“Tôi sẽ tập luyện chăm chỉ và chứng tỏ được mình. Hi vọng môn điền kinh có thể giúp tôi kiếm tiền tốt”, cô chia sẻ. "Tôi sẽ đại diện cho những người tị nạn ở Rio 2016. Nếu tôi thành công, tôi sẽ tổ chức các giải đấu để kêu gọi hòa bình cũng như kết nối mọi người với nhau”.

Popole Misenga bị nhốt và bị bỏ đói mỗi khi thất bại
Popole Misenga từng bị nhốt và bị bỏ đói mỗi khi thất bại

Popole Misenga (24 tuổi)

Xuất thân: CHDC Công

Môn thi đấu: Judo hạng trung

Khi chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh ở Kisangani (CHDC Congo), Popole Misenga mới có 9 tuổi. Popole Misenga bị thất lạc gia đình. Sau 8 ngày lang thang trong rừng, anh đã được giải cứu và đưa đến trung tâm hỗ trợ trẻ em vô gia cư ở thủ đô Kinshasa. Từ đây, anh bắt đầu làm quen với judo.

“Khi còn nhỏ, bạn cần có một gia đình để hướng dẫn bạn cần phải làm gì. Tôi không có được như vậy. Chính Judo đã giúp tôi lấy lại sự yên bình, tính kỷ luật và trách nhiệm”.

Yolande Mabika tích cực tập luyện chờ ngày thi tài tại Olympic
Yolande Mabika tích cực tập luyện chờ ngày thi tài tại Olympic

Tương tự như Yolande Mabika, Popole Misenga cũng bị HLV nhốt mấy ngày liền mỗi khi thua một giải đấu. Thức ăn để anh “cầm hơi” chỉ có cà phê và bánh mì.

Tại giải VĐ taekwondo thế giới 2013 ở Rio, Popole Misenga bị bỏ đói sau khi bị hạ đo ván ngay vòng 1. Popole Misenga sau đó quyết định xin tị nạn.

“Ở đất nước tôi, tôi chẳng có gia đình. Cuộc chiến tranh đã gây ra quá nhiều chết chóc và đau thương. Tôi quyết định ở Brazil để thay đổi cuộc đời”. Sau khi có xác nhận được tị nạn, Popole Misenga bắt đầu lao vào tập luyện.

“Tôi muốn là một phần của đoàn VĐV tị nạn Olympic để giúp những người tị nạn xua tan nỗi buồn, tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ và ấp ủ những hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Người tị nạn có thể làm được những điều lớn lao. Tôi sẽ giành huy chương để dành tặng cho họ”.

Yonas Kinde không còn có thể ở lại Ethiopia khi mạng sống bị đe dọa
Yonas Kinde không còn có thể ở lại Ethiopia khi mạng sống bị đe dọa

Yonas Kinde (36 tuổi)

Xuất thân: Ethiopia

Môn thi đấu: Marathon

Nếu chứng kiến Yona Kinde lao mình trên đường chạy khi tập, ít ai nghĩ anh là một người tị nạn. “Đó là quãng thời gian khó khăn”, Yonas hồi tưởng lại. “Tôi không còn có thể tiếp tục ở đó nữa. Quá nguy hiểm cho tính mạng của tôi”.

Yonas hiện hài lòng với cuộc sống mới ở Luxembourg. Anh đã ở quốc gia châu Âu này được 5 năm. Hàng ngày, Yonas mưu sinh bằng công việc lái xe taxi. Ngoài thời gian trên, Yonas tranh thủ tập luyện marathon và theo học một lớp tiếng Pháp.

Ngoài giờ tập luyện marathon, Yonas Kinde lái taxi để mưu sinh
Ngoài giờ tập marathon, Yonas Kinde theo học 1 lớp tiếng Pháp và lái taxi để mưu sinh

“Tôi tập luyện đều mỗi ngày. Khi nghe tin sẽ có đội tuyển dành cho người tị nạn tại Olympic, tôi tăng cường độ tập lên 2 buổi 1 ngày. Tất cả tâm trí tôi hướng về Olympic”.

Tháng 10 năm ngoái, Yonas hoàn thành cuộc thi marathon ở Frankfurt (Đức) với thời gian rất ấn tượng, 2 giờ 17 phút. Đây cũng là thành tích tốt nhất của cá nhân anh, giúp anh đạt thành tích chuẩn dự Olympic.

“Tôi sẽ gửi thông điệp đến những người tị nạn, những VĐV trẻ. Họ có thể làm được mọi thứ. Tất nhiên, chúng tôi gặp khó khăn vì là người tị nạn. Nhưng chúng tôi có thể làm mọi thứ tại trại tị nạn nhằm giúp đỡ các VĐV ở đây”. 

Anjelina Nadai Lohalith xa bố mẹ từ lúc 6 tuổi
Anjelina Nadai Lohalith xa bố mẹ từ lúc 6 tuổi

Anjelina Nadai Lohalith (21 tuổi)

Xuất thân: Nam Sudan

Môn thi đấu: Chạy 1500m

Anjelina Nadai Lohalith không được gặp và cũng không còn được nói chuyện với bố mẹ kể từ khi buộc phải rời bỏ ngôi nhà của mình ở Nam Sudan hồi 6 tuổi.

“Mọi thứ đã bị phá hủy hoàn toàn”, kí ức đau buồn vẫn vẹn nguyên trong tâm trí Anjelina Nadai Lohalith.

Ngôi làng của Anjelina Nadai Lohalith bị phá hủy hoàn toàn
Ngôi làng của Anjelina Nadai Lohalith bị phá hủy hoàn toàn

Cô đã giành chiến thắng trong một giải chạy trong trường học tại trại tị nạn và lọt vào mắt xanh của nhà tuyển trạch chuyên nghiệp.

Một ngày nào đó được quay trở lại, giúp đỡ bố mẹ là tâm nguyện lớn lao của cô, giúp nâng bước mỗi khi chạy.

Anjelina Nadai Lohalith hi vọng kiếm được nhiều tiền để thay đổi cuộc đời. Nếu chiến thắng ở Olympic này, cô sẽ xây cho bố một ngôi nhà khang trang hơn.

James Nyang Chiengjiek rời khỏi quê nhà từ 13 tuổi để trốn phải đi lính
James Nyang Chiengjiek rời khỏi quê nhà từ 13 tuổi để trốn đi lính

James Nyang Chiengjiek (28 tuổi)

Xuất xứ: Nam Sudan

Môn thi đấu: Chạy 800m.

13 tuổi, James Nyang Chiengjiek buộc phải rời khỏi quê nhà để tránh khỏi bị quân nổi loạn bắt đi lính, bất kể cậu còn đang ở tuổi “vắt mũi chưa sạch”.

Tại trại tị nạn ở Kenya, James Nyang Chiengjiek tham gia vào nhóm chạy đường dài trong trường học. “Khi đó tôi nhận ra tôi có thể là một VĐV điền kinh. Nếu ông trời ban cho tài năng, bạn phải sử dụng nó”.

Do không có giày, James Nyang Chiengjiek thỉnh thoảng phải mượn giày từ những người khác. “Chúng tôi hầu hết đều gặp nhiều chấn thương bởi vì giày chạy không phù hợp. Sau đó, chúng tôi chia sẻ cho nhau. Người có nhiều giày chia sẻ với người không có".

James Nyang Chiengjiek đang rất quyết tâm đạt thành tích cao tại Olympic để giúp đỡ người khác bằng cách tận dụng cơ hội quý giá tại Rio 2016.

Thành phần đoàn tị nạn ROT bao gồm:

South Sudan (5), Ethiopia (1), CHDC Congo (2), Syria (2)

Những môn thể thao các VĐV tuyển ROT tham dự:

Điền kinh (6), Bơi (2), Judo (2)

Đội tuyển đặc biệt này diễu hành ngay phía trước đoàn chủ nhà Brazil dưới cờ Olympic trong tiếng nhạc hiệu của Olympic thay vì một bản nhạc quốc ca cụ thể nào đó.

 

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm