Những kỷ lục lập ra là để bị phá. Chỉ có điều, nhiều kỷ lục dưới đây ở giải bóng rổ NBA đã được xác lập rất lâu nhưng hơn 50 năm sau vẫn chưa ai có thể vượt qua được.
6. David Robinson – pick 1 năm 1987
Trung phong David Robinson là lựa chọn số 1 tại Draft 1987 nhưng không tham dự giải bóng rổ NBA ngay sau đó do thực hiện nghĩa vụ đối với thủy quân Hoa Kỳ trong 2 năm.
Trong quân đội, Robinson đảm nhận cấp bậc sĩ quan với chế độ tập luyện đều đặn, điều đã giúp ông nhanh chóng bắt nhịp với NBA ở mùa giải tân binh 1989-1990.
Robinson ghi trung bình 24,3 điểm, 12 rebound và 4 block (cản bóng) trong suốt regular season của mùa giải đó. Đáng nói hơn, San Antonio Spurs đang từ 21 chiến thắng trong mùa 1988-89 đã tăng lên 56 trong mùa 1989-90. Với sự nể phục, mọi người đã đặt cho ông biệt danh Đô Đốc (Chức danh chỉ huy dùng cho thủy quân).
Robinson dành cả sự nghiệp của mình để phục vụ cho Spurs, ông ghi trung bình 30 điểm trong tất cả các trận đấu và 7 lần liên tiếp đưa đội nhà tiến vào Play-Off. Hợp cùng với pick 1 1997 Tim Duncan, Robinson tạo thành Tòa Tháp Đôi tại Spurs, mang về 2 nhẫn vô địch cho riêng ông.
7. Kareem Abdul-Jabbar – pick 1 năm 1969
Là một ngôi sao khổng lồ ở cả cấp trung học và đại học, Kareem Abdul-Jabbar gia nhập vào Milwaukee Bucks trong dự đoán của hầu hết tất cả. Và với phong độ ổn định xuyên suốt toàn quá trình chơi bóng, mùa giải đầu tiên của Kareem tại NBA cũng không làm khó được ông.
Trung phong thiên tài đã ghi trung bình 28,8 điểm và 14,5 rebound ở năm đầu và trở thành sự lựa chọn dễ dàng cho danh hiệu Lính mới của năm (Rookie of the Year).
Có Kareem, Milwaukee Bucks chạm mốc 56 thắng lợi chỉ trong năm thứ 2 thành lập của đội bóng, nhiều hơn năm trước 29 trận. Có thể nói, Kareem như một món quà tuyệt vời được tặng cho tập thể đầy non trẻ Bucks.
1 năm sau, Bucks có thêm nhân tố mới Oscar Robertson để chơi cặp cùng Kareem. Với 2 huyền thoại này, họ đã dành chức vô địch đầu tiên. Kareem khi kết thúc sự nghiệp tại NBA đã đứng đầu trong nhiều kỷ lục giải đấu như số thời gian thi đấu, tỷ lệ field goal, nỗ lực field goal và số điểm ghi được.
8. Michael Jordan – pick 3 năm 1984
Nổi tiếng vì bị bỏ qua bởi Houston Rockets và Portland Trail Blazers trong kỳ Draft 1984, Jordan đã được chọn bởi Chicago Bulls trong niềm vinh dự của đội bóng. Sau tất cả, Jordan đã trở thành cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, giành 6 chức vô địch và làm thay đổi NBA mãi mãi.
Và như hầu hết các cầu thủ vĩ đại nhất, Jordan cũng đã đặt dấu ấn của mình ngay trong mùa giải tân binh. Ngay ở năm đầu rời North Carolina, Jordan đã chơi đủ 82 trận cho Chicago Bulls, thời gian thi đấu trung bình mỗi tối là 38 phút, ghi trung bình 28,2 điểm trong khi đạt hiệu suất ném rổ trên 51 %.
Ở toàn bộ sự nghiệp về sau, ông có 10 lần được ghi danh như vua ghi điểm của giải đấu, đoạt 5 danh hiệu MVP, 1 danh hiệu cầu thủ phòng ngự hay nhất năm và 6 chức vô địch NBA.
9. Wilt Chamberlain – pick khu vực năm 1959
Ở thời đại của Wilt Chamberlain, mọi thứ tại NBA có sự khác biệt so với ngày nay. Chamberlain muốn nhanh chóng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp trước khi tốt nghiệp đại học.
Thế nhưng, NBA thời đó không chấp nhận những cầu thủ chưa hoàn thành quá trình học hành. Do đó, Chamberlain đã quyết định chơi cho Harlem Globetrotters trong vòng 1 năm.
Trung phong hàng đầu nước Mỹ cấp đại học được Philadelphia Warriors chọn lựa từ hình thức khu vực sau khi ông đủ tư cách để tham gia NBA. Ngay năm đầu tiên, Chamberlain đã ngay lập tức trở thành một trong những cầu thủ được trả lương tốt nhất với 30.000 USD có được trong hợp đồng tân binh.
Warriors đã đúng khi đặt niềm tin nơi Chamberlain bởi sau khi kết thúc mùa giải đầu tiên, siêu nhân này đã ghi trung bình 37,6 điểm và 27 rebound. Con số khủng khiếp hứa hẹn cho sự nghiệp kinh điển gồm toàn những kỷ lục ghi điểm chưa từng bị phá của ông.
10. Oscar Robertson - pick khu vực năm 1960
Big O, người nổi tiếng nhất với tư cách vua triple-double (ăn 3 chỉ số trên 10) với thành tích đạt trung bình triple-double/trận trong một mùa giải. Đó là mùa giải thứ 2 chứ không phải mùa giải tân binh của Robertson. Thế nhưng, năm đầu của siêu sao này tại NBA cũng được công nhận như một trong những màn trình diễn tân binh ấn tượng nhất lịch sử giải đấu.
Năm 1960, Robertson ra sân lần đầu trong màu áo của Cincinati Royals và kết thúc mùa giải với trung bình 30,5 điểm, 10 rebound và 9,7 assist (kiến tạo). Có thể thấy chỉ số này của ông đã gần tiệm cận với mức trung bình triple-double/mùa. Robertson đã giúp Royals, đội bóng về sau đổi tên thành Kansas City và Sacramento Kings, có 6 lần liên tiếp tham dự NBA Playoff trong vòng 7 năm.
Với chỉ số thuyết phục tuyệt đối, Robertson đã giành danh hiệu Lính mới của năm trong mùa giải 1960-61. Từ đó tới nay, NBA không còn chứng kiến thành tích tân binh nào ấn tượng được như thế.