Sảnh danh vọng Naismith nổi tiếng nhất trong giới bóng rổ nhưng không ít người vẫn có những lầm tưởng về nó.
Những lầm tưởng phổ biến
Lầm tưởng đầu tiên xuất phát từ tên gọi Naismith khiến nhiều người nghĩ rằng đây là sảnh danh vọng của giới bóng rổ Canada nhưng thực chất nó được đặt tại Mỹ và do người Mỹ sáng lập nên.
Tên gọi này mang ý nghĩa tưởng nhớ giáo sư người Canada James Naismith do chính ông đã phát minh ra bộ môn thể thao bóng rổ tại Mỹ và truyền bá rộng rãi sang nhiều quốc gia.
Cũng xuất phát từ cách gọi ngắn gọn Sảnh Danh Vọng (Hall of Fame) thường được dùng kèm bên cạnh các siêu sao NBA nên cũng khiến không ít người nghĩ rằng đây là Sảnh Danh Vọng dành riêng cho NBA.
Thực chất, Sảnh Danh Vọng Naismith ghi nhận và trưng bày những giá trị cống hiến của tất cả những cá nhân có nhiều đóng góp trong lịch sử bóng rổ trên khắp thế giới. Mỹ là quốc gia mạnh bậc nhất về bóng rổ nên họ có số lượng các cá nhân góp mặt trong Sảnh Danh Vọng rất nhiều.
Tiếp nữa, Sảnh Danh Vọng thường bị qui đồng như 1 danh hiệu dành cho các cá nhân nhưng về bản chất, nó là một bảo tàng dùng để lưu trữ và trưng bày những giá trị lịch sử.
Bên cạnh đó, phía tổ chức bảo tàng cũng có những cuộc bình chọn để trao những giải thưởng cống hiến và xét chọn các gương mặt mới để vinh danh.
Mô hình phát triển
Một vài quốc gia mới bắt đầu phát triển nền bóng rổ hẳn sẽ quan tâm tới quá trình hình thành Sảnh Danh Vọng Naismith. Như các ý tưởng ban đầu, Sảnh Danh Vọng gặp nhiều khó khăn nhất trong vấn đề tài chính dùng để trang trải phí mặt bằng và tiến hành xây dựng.
Công trình này được lên ý tưởng từ năm 1959 bởi Lee Williams, cựu giám đốc thể thao tại Đại học Colby. Nhưng sau 1 năm, Williams vẫn phải vật lộn để có thể kiếm đủ tiền xây dựng cơ sở đầu tiên.
Trải qua thêm 5 năm, số tiền tích lũy huy động đã tăng lên và đạt mức đủ để tiến hành thi công. Ngày 17/02/1968, tòa nhà mở cửa chưa đầy một tháng sau khi NBA tiến hành giải đấu All-Star lần thứ 18.
Như vậy, Sảnh Danh Vọng Naismith phải mất 5 năm kêu gọi tiền vốn và dùng khoảng 3 năm để hoàn thành cơ sở đầu tiên. Mục đích và quyết tâm của những người sáng lập rõ ràng rất mang tính nhẫn nại lâu dài.
Ngoài ra, họ còn mở rộng tư duy với không chỉ riêng nhiệm vụ lưu trữ bảo tàng mà còn xác định sứ mệnh đóng góp song song với nền bóng rổ nói chung.
Năm 1979, Sảnh Danh Vọng tài trợ cho Tip-Off Classic, một triển lãm tiền mùa giải cấp đại học cho bộ môn bóng rổ ở Mỹ. Ngày nay, Tip-Off Classic được coi như một ngày hội lớn đối với giới bóng cam nước Mỹ tuy rằng sự kiện không được tổ chức thường niên.
Cứ cách vài năm, sự kiện lại trở về với xứ sở Springfield thuộc bang Massachusetts. Chính nơi đây đã trở thành nơi an tọa của khu bảo tàng trong gần 2 thập kỷ.
Chính xác trong 17 năm tại Springfield, Sảnh Danh Vọng đã thu hút hơn 630.000 du khách từ mọi nơi. Với sự nổi tiếng gia tăng đi kèm với các khoản tiền tài trợ mới, bảo tàng đã ngày càng mở rộng hơn.
Ban lãnh đạo cho xây dựng thêm một số công trình mới, ví dụ như tòa sảnh mới được mở rộng năm 1985 với chi phí 11 triệu USD dành riêng để tôn vinh cho giới nữ.
Với tầm nhìn tiến bộ này, Sảnh Danh Vọng Naismith trở thành bảo tàng bóng rổ đầu tiên công nhận những cống hiến của phái nữ, với Senda Berenson Abbott là người phụ nữ đầu tiên được xét chọn.
Những năm sau, khu mở rộng của bảo tàng đã đón tiếp lượng khách nhiều hơn bao giờ hết. Lí do phần lớn tới từ nhiều hình thức trưng bày mới, kiến trúc cùng góc nhìn tuyệt đẹp cạnh dòng sông.
Thay đổi năm 2002 một lần nữa minh chứng cho tư duy làm mới liên tục của các nhà quản lý bảo tàng. Họ di chuyển đại sảnh cách địa điểm cũ chỉ 100 mét về phía Nam để được sát theo cạnh bờ sông của Springfield. Tại đây, một công trình mới trị giá 47 triệu USD được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Gwathmey Siegel đã được khởi công.
Đây chính là hình dáng của khu bảo tàng cho tới ngày nay. Nhìn bên ngoài, điểm ấn tượng của công trình nằm ở khối hình cầu với rất nhiều các miếng gương ánh bạc lắp trên bề mặt.
Mái vòm được chiếu sáng vào buổi tối tạo được sức thu hút rất đặc biệt. Diện tích của Sảnh Danh Vọng lên tới 7.400 mét vuông, bao gồm nhiều hệ thống nhà hàng ăn uống và các shop lưu niệm phong phú.
Nếu đến đây tham quan, du khách sẽ được dẫn tới sảnh trung tâm, nơi có nguyên một sân bóng rổ kích thước chuẩn để khách khứa có thể vào chơi.
Bên cạnh đó, trong khu này cũng có một trung tâm chơi game, rất nhiều các điểm triển lãm trưng bày, một số rạp chiếu phim. Một rạp chiếu phim sẽ có 300 ghế ngồi với nội dung phát chủ yếu là những đoạn phim dùng cho những dịp kỷ niệm nào đó.
Ngoài ra, ở đây cũng có một vòng tròn vinh danh những nhân vật theo sự kiện. Năm 2002, khu vực này dùng để tôn vinh đội bóng huyền thoại Harlem Globetrotters và huyền thoại Magic Johnson, người đã 5 lần vô địch giải bóng rổ NBA, 3 lần MVP chung kết và mang huy chương vàng Olympic về cho đội tuyển bóng rổ Mỹ.
Tính đến năm 2011, Sảnh Danh Vọng Naismith vẫn chưa cho thấy sự lỗi thời và mức độ thu hút của nó vượt quá sự mong đợi so với mô hình bảo tàng thông thường. Có thể nói, các nhà quản lý đã kết hợp để biến đây thành một khu lưu trữ đi kèm với các hoạt động giải trí có liên quan.
Sảnh Danh Vọng bị ngăn cách với khu thành phố Springfield bởi xa lộ Interstate 91, một trong những đường cao tốc tấp nập nhất của Mỹ. Về cơ bản, giao thông nhộn nhịp của xa lộ đã phần nào ức chế những khách du lịch có ý định tới đây bằng cách thức đi bộ. Hiện tại, vấn đề này đã được khắc phục khá nhiều.