NBA finals ồn ào đã kết thúc, NBA draft trôi qua cũng không yên ả hơn. Giờ đây, khi chuông đồng hồ báo 12h khuya ngày 01/07 đã điểm, mùa giải bóng rổ NBA 2017-2018 chính thức được bắt đầu.
Luật này là luật mới sửa đổi từ luật cũ là over-36. Đây là luật nhằm giúp các đội tránh rủi ro do ký hợp đồng quá dài, kéo qua độ tuổi dễ khiến phong độ cầu thủ sụt giảm nhanh chóng, nôm na như một dạng quy định tuổi hưu. Ngày xưa ngưỡng giới hạn là 36 tuổi nhưng giờ khoa học thể thao phát triển nên độ tuổi giới hạn này được tăng lên 38.
Cụ thể luật over-38 ngày nay sẽ không cho đội bóng bất kỳ ký hợp đồng dài năm mà vắt qua ngưỡng tuổi 38 của cầu thủ. Điều này vừa xảy đến với cầu thủ Nene Hilario của Houston Rockets.
Anh năm nay đã 36 tuổi và vừa hết hợp đồng cũ. Rockets dự định ký với anh 1 hợp đồng 15 triệu đô cho 3 năm nhưng hợp đồng đó vắt qua năm 38 tuổi của Nene vì anh sinh nhật trước ngày hết hạn hợp đồng chỉ đúng 20 ngày.
Vì luật over-38 mà Rockets phải giảm thời hạn hợp đồng xuống 2 năm, trị giá 10 triệu đô. Điều này vô hình chung khiến Nene mất 5 triệu đô và không hài lòng với mức lương kia.
Vì Nene là một cầu thủ dự bị rất quan trọng nên cuối cùng Rockets phải ném thêm 1 triệu đô nữa vào hợp đồng 2 năm thì Nene mới đồng ý ký.
Người đấu tranh cho việc nâng “tuổi hưu” này chính là chủ tịch công đoàn các cầu thủ NBA - Chris Paul cũng là người đồng đội của Nene.
Chính anh là người vừa vận dụng luật tài tình nhất. Chris Paul đáng lẽ sẽ opt-out và chấm dứt hợp đồng sớm với Clippers trong mùa hè này. Khi đó anh mới 32 tuổi.
Nếu anh trở thành UFA và ký hợp đồng với một đội bóng mới thì anh sẽ chỉ có 4 năm tối đa với mức tăng hàng năm chỉ 5%, ước tính khoảng 150 triệu đô.
Với hợp đồng đó, Paul sẽ 36 tuổi khi hết hợp đồng và ở độ tuổi này, anh khó có thể đạt phong độ đỉnh cao mà kiếm được 1 hợp đồng max nào nữa.
Paul đã không làm thế. Anh opt-in để duy trì hợp đồng cũ của mình thêm 1 năm nữa, trade sang Rockets với cam kết của đội chủ quản sẽ ký max-contract với anh vào năm 2018.
Đó sẽ là một hợp đồng 5 năm, mức tăng 8% một năm do quyền Bird của anh ăn theo hợp đồng cũ. Vậy là thay vì chỉ có 150 triệu đô, nay Paul có thể nhận được 207 triệu đô (trên 10 năm kinh nghiệm NBA) và đảm bảo anh được nhận max-contract cho tới đúng 38 tuổi.
B. Các vấn đề liên quan đến hợp đồng (contract) của các cầu thủ
Quỹ lương có tên tiếng anh là Salary Cap, là một khung cho tổng số lương mà các đội có thể dùng để chi trả cho các cầu thủ của mình.
Quỹ lương được sinh ra nhằm khống chế việc lấy tiền đè người của một số đội bóng giàu có ở những thành phố lớn (high market), gây ra sự mất cân bằng và sự hấp dẫn của giải đấu.
1. Hard cap
Salary cap = hard cap nếu số tiền dành tất cả cho những bản hợp đồng mới toanh. Hiểu nôm na là nếu đội A chưa có cầu thủ nào và cần tìm 10 cầu thủ mới vào đội thì họ chỉ được ký với các cầu thủ FA với tổng lương không được vượt quá cap.
Hard cap là mức mà không một đội nào được phép vượt quá dù với bất kỳ lý do gì. Tuy nhiên vẫn còn đó Soft cap, ra đời để điều chỉnh khi gia hạn hợp đồng (theo bird right) và cả khi trao đổi cầu thủ.
2.Soft cap
Soft cap là khái niệm quỹ lương mở rộng cho một số trường hợp ngoại lệ cho phép các đội bóng có thể gia hạn, giữ chân cầu thủ ngôi sao của mình.
Có những trường hợp một cầu thủ thi đấu trung thành cho một đội bóng, có chỗ đứng trong long người hâm mộ lại không thể ở lại đội bóng đó chỉ vì đội bóng không thể trả lương hợp lý cho anh ta do bị giới hạn bởi salary cap.
Khi đó soft cap sẽ cho phép đội mở rộng salary cap mà không bị phạt hoặc giảm bớt mức độ phạt tiền. Soft cap sẽ được tính toán dựa trên Bird right của các cầu thủ có quyền và một số ít dựa vào các điều khoản đặc biệt trong hợp đồng.
3. Cap holder
Là số tiền lương của một cầu thủ được tính vào salary cap. Có rất nhiều kiểu tính cap holder nhưng không phải lúc nào nó cũng là 100% lương của cầu thủ trừ khi đó là 1 hợp đồng mới toanh. Xem ví dụ ở dưới.
Ví dụ như Philadelphia Sixers ký hợp đồng mới toanh trị giá 23 triệu đô cho J. J. Redick, đồng nghĩa anh này có cap hold là 23 triệu trong quỹ 99 triệu đô của Salary cap năm nay.Sixers sẽ chỉ còn 76 triệu đô để ký với tất cả các cầu thủ còn lại.
Nhưng Golden State Warriors ký hợp đồng mới với Curry trị giá hơn 200 triệu cho 5 năm, tương đương 40 triệu 1 năm nhưng cap hold của anh không phải như thế.
Curry có full bird right nên trong khoản 40 triệu này chỉ có 18 triệu được tính vào cap hold. Khi đó soft cap của Warriors sẽ là 121 triệu (= 99 + 40 – 18). Cứ thế cộng dồn cho các cầu thủ lâu năm khác của Warriors mà họ có soft cap rất lớn.
Đây cũng là lợi thế cho những đội lưu giữ cầu thủ ngôi sao của mình thay vì mua ở đâu đó về sao cho không vượt quá soft cap là được.
4. Thuế vượt khung là gì?
Khoản thuế này được gọi là Luxury Tax (Luxury có nghĩa là xa xỉ). Thuế này đánh vào những đội bóng chi tiêu quá quỹ lương cho phép. Điều này hòng hạn chế các đội chi quá nhiều tiền để tập trung các cầu thủ mạnh về đội mình.
Giải bóng rổ NBA có một mức tiền gọi là tax level mà nếu tổng lương các cầu thủ vượt quá số này sẽ bị phạt theo số tiền chênh lệch. Tax level năm nay NBA quy định là 119 triệu đô.
Khoản tiền được dùng để tính thuế không liên quan đến soft cap mà người ta chỉ đơn giản dựa vào tổng lương của các cầu thủ để so sánh với tax level mà thôi.
Như ví dụ ở trên Golden State Warriors nếu chỉ tính riêng lương Curry và tổng các cầu thủ khác đạt 139 triệu 1 năm thì họ đã bị quá tax level 20 triệu đô. Tiền phạt luxury tax của họ sẽ được tính toán theo con số 20 triệu đô chênh lệch.
Tỉ lệ trả luxury tax sẽ tăng lũy tiến theo số tiền vượt tax level. Và nếu tình trạng vượt khung kéo dài thì tỉ lệ sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Ví dụ như Golden State Warriors nếu có tổng lương là 138,6 triệu đô mà họ đang vượt quá tax level 19,3 triệu đô thì họ sẽ phải trả 7,5 triệu cho mức 1; 8,75 triệu cho mức 2 và 12,5 triệu cho mức 3; và 13,975 triệu cho mức 4; tổng cộng là khoảng 42.8 triệu đô như trên hình.
Số tiền này gần đủ trả cho toàn bộ hợp đồng cũ 4 năm của Curry (44 triệu đô). Tình trạng này mà tiếp diễn (repeater) vào năm tiếp theo thì số tiền thuế họ phải trả tăng lên thành tận 62 triệu đô.
Áp lực về tiền sẽ khiến các ông chủ không dám quá tay trong việc chiêu mộ nhân tài về đội mình, làm lệch tương quan lực lượng giữa các đội.
Tuy nhiên trào lưu nhận pay-cut làm cho luật này có phần giảm hiệu quả răn đe.