Khởi đầu như một hợp đồng tài trợ giày dành cho cầu thủ tân binh cho đến khi Jordan Brand trở thành một công ty con giá trị tỷ đô của Nike.
Jordan Brand hiện đang tài trợ cho 21 cầu thủ NBA, bao gồm các ngôi sao lớn như Jimmy Butler, Chris Paul, Blake Griffin, Russell Westbrook và Carmelo Anthony. Họ cũng tài trợ cho nhiều giải đấu khác tại Mỹ như MLB, NFL, NASCAR, WNBA, cũng như đội bóng đá nổi tiếng Paris Saint-Germain.
Nhìn lại sức ảnh hưởng rộng lớn ngày nay của Jordan Brand, Nike sẽ phải cám ơn đối thủ cạnh tranh lớn nhất Adidas vì đã bỏ qua cơ hội mở rộng tuyệt vời vào năm 1984.
Trở lại mùa giải tân binh của Michael Jordan, Adidas vẫn là hãng thể thao thống trị thế giới lúc bấy giờ. Bản thân Jordan cũng chủ động tỏ ý muốn được ký hợp đồng với Adidas thay vì các hãng khác. Tuy nhiên, hội đồng lãnh đạo Adidas đã họp bàn và đưa ra form lựa chọn cầu thủ phải cao hơn 2m. Jordan khi mới gia nhập NBA chỉ cao 1m95, đó cũng chính là lí do khiến ông bị ruồng bỏ bởi Adidas.
Trong hồi ức của một phóng viên kỳ cựu, câu chuyện được kể lại như sau:
“Vào năm 1984, Adidas đã thực hiện một bước đi sai lầm khiến người khác phải thất vọng. Một ngôi sao bóng rổ đầy triển vọng của Đại học Bắc Carolina - Michael Jordan, muốn có một hợp đồng tài trợ với Adidas khi đang chuẩn bị bước lên con đường chuyên nghiệp. Theo cậu ấy, mọi người đều đã khá quen thuộc với vấn đề này.
Các nhà phân phối Adidas muốn ký hợp đồng với ông Jordan nhưng các giám đốc điều hành ở Đức đã quyết định sẽ ủng hộ cho những cầu thủ có chiều cao tốt hơn, cụ thể là những người chơi ở vị trí trung phong. Quyết định quái gở này nhận phải sự thắc mắc vô cùng lớn.”
Michael Jordan về sau đã trở thành cầu thủ có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại của ông. Với danh tiếng và đầu óc kinh doanh, Jordan đã trở nên phát tài nhờ vào thương hiệu giày mang tên chính mình được sinh ra từ cái nôi Nike. Còn về phía Adidas, họ đã tự khiến bản thân bị tụt lùi trong cuộc chiến phân phối tại giải bóng rổ số một hành tinh NBA.