NCAA đề xuất nâng độ tuổi giới hạn tham dự draft

thứ tư 27-9-2017 15:10:41 +07:00 0 bình luận
Với những vấn đề liên quan tới cầu thủ và giải đấu, NCAA dường như đã tìm được tiếng nói chung với NBA về việc nâng giới hạn độ tuổi tham dự NBA Draft lên 20.

Với những vấn đề liên quan tới chất lượng cầu thủ và tính cạnh tranh của giải đấu, NCAA dường như đã tìm được tiếng nói chung với NBA về việc nâng giới hạn độ tuổi tham dự NBA Draft lên 20.

NBA và NCAA được lợi gì?

NCAA đang lên kế hoạch đề xuất nâng cao độ tuổi giới hạn tham dự draft của các cầu thủ lên 20 thay vì 19 như trước đây. Với dẫn chứng rằng, các cầu thủ đã dành nhiều năm để thi đấu ở NCAA (tính luôn cả MVP mùa giải 2016 - Stephen Curry và gần đây nhất là Westbrook) lọt vào top 10 cuộc bầu chọn MVP mùa giải hai năm gần đây chiếm gần như toàn bộ.

NCAA còn dẫn chứng thêm rằng chỉ có 16% cầu thủ còn thi đấu vào NBA ngay năm đầu tiên học đại học. Lebron James và Kevin Durant là 2 cầu thủ duy nhất còn thi đấu (chỉ học một năm đại học và lên thẳng từ trung học) từng đạt danh hiệu MVP mùa giải.

Kevin Durant chỉ học 1 năm đại học trước khi lên chơi NBA
Kevin Durant chỉ học 1 năm đại học trước khi lên chơi NBA

NCAA biết rằng khán giả xem NBA vì các ngôi sao nhưng các đội bóng ở đó rất khó thống trị giải đấu chỉ với một ngôi sao duy nhất. NBA sẽ được hưởng lợi lớn nếu đồng ý nâng độ tuổi đủ điều kiện tham dự draft từ 19 lên 20.

Các tài năng trẻ sẽ phát triển vững chắc về kĩ năng, tư duy và kinh nghiệm hơn khi thi đấu ở một môi trường vừa tầm như NCAA. Việc vào NBA quá sớm sẽ rất nguy hiểm với một cầu thủ chưa đầy hai mươi tuổi. 

Nếu vượt qua được sức ép cùng tính cạnh tranh khủng khiếp thì các cầu thủ trẻ sẽ vươn mình hoặc ít nhất là đáp ứng chuyên môn để thi đấu tại NBA. Trong trường hợp xấu nhất, các cầu thủ trẻ sẽ không vượt qua được sức ép và bị đào thải khỏi giải đấu số một thế giới.

NBA hiểu vấn đề này và cũng mong muốn rằng các cầu thủ nên có ít nhất hai năm thi đấu ở một hệ thống thấp hơn. Khi đó giải đấu số một thế giới sẽ có cơ hội nhận được nhiều cầu thủ giỏi hơn thay vì những cầu thủ chỉ ở dạng tiềm năng. Ủy viên Adam Silver của NBA cũng tuyên bố rằng, ông đang đề xuất về việc tăng giới hạn độ tuổi giới hạn tham dự draft lên 20 và mong muốn nó sẽ áp dụng sớm trong tương lai.

Ủy viên Adam Silver đang đề xuất về việc tăng giới hạn độ tuổi giới hạn tham dự draft lên 20 và mong muốn nó sẽ áp dụng sớm trong tương lai.
Ủy viên Adam Silver đang đề xuất về việc tăng giới hạn độ tuổi giới hạn tham dự draft lên 20 

NCAA cũng được hưởng không hề nhỏ từ việc nâng độ tuổi tham dự NBA Draft. Họ sẽ giữ được nhiều cầu thủ tài năng ở lại với giải đấu lâu hơn. Tính hấp dẫn và sự cạnh tranh của giải đấu cũng sẽ vì thế mà tăng cao. Kéo theo đó là một loạt quyền lợi từ doanh thu bản quyền truyền hình, bán vé… NCAA cũng cho biết rằng sẽ tham gia bất cứ cuộc tranh luận nào để nâng mức giới hạn độ tuổi vào NBA lên cao hơn.

Những thay đổi mang tính xã hội

"…Khoảng 30 năm trước, tôi đã từng chơi bóng cho Richmond. Tất cả đều giống mọi thứ như lúc này, vài người đồng đội của tôi đã phải sống tới hết đời trong tù, số khác thậm chí đã chết..." - HLV Ken Carter đã nói như thế trong bộ phim bóng rổ kinh điển Coach Carter.

Vào năm 2005, Coach Carter chính thức công chiếu dựa trên câu chuyện có thật của HLV Ken Carter. Bộ phim nói lên thực trạng nền bóng rổ trung học Mỹ trong khoảng những năm đầu thế kỷ 21 trở về trước. Sự ra đời của bộ phim cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định thay đổi hệ thống draft của NBA ngay sau đó một năm.

Kể từ 2006, những cầu thủ trẻ sẽ không đủ tư cách để tham dự NBA Draft nếu không tốt nghiệp trung học. Quy định còn nêu rõ rằng, cầu thủ sẽ chỉ được tham gia NBA Draft khi tốt nghiệp trung học sau một năm và phải ít nhất 19 tuổi trên giấy tờ.

NCAA là môi trường tốt để các cầu thủ thể hiện tài năng trước các tuyển trạch viên NBA
NCAA là môi trường tốt để các cầu thủ thể hiện tài năng trước các tuyển trạch viên NBA

Giải sinh viên NCAA vì thế cũng trở thành môi trường thi đấu tốt nhất để các cầu thủ thể hiện trước các tuyển trạch viên ở NBA. Một số ít cầu thủ chọn cách chơi bóng chuyên nghiệp ở Châu Âu hoặc Trung Quốc sau khi tốt nghiệp trung học, ví dụ Brandon Jennings và Emmanuel Mudiay.

Những quy định phức tạp trên ra đời với hi vọng giúp các cầu thủ tạo nền tảng cho cuộc sống sau này được tốt đẹp hơn. Nhiều cầu thủ sau khi giải nghệ không biết làm gì vì không có bằng đại học. Một cầu thủ NBA có thể kiếm hàng triệu đô đủ để sống sung túc cả đời sau hai năm thi đấu.

Đại đa số đều tiêu xài một cách hoang phí để rồi sau khi giải nghệ không một đồng xu dính túi. Số cầu thủ tại giải NBA phá sản trong vòng 5 năm tính từ khi giải nghệ lên tới con số 60% theo thống kê. Sống như thế nào sau khi kết thúc đời cầu thủ chuyên nghiệp mới là chuyện đáng để nói.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm