Kỷ nguyên giày của Stephen Curry: Nike đã đánh mất Curry như thế nào?

thứ năm 21-12-2017 19:15:32 +07:00 0 bình luận
Một cầu thủ đầy giá trị như Stephen Curry nhưng Nike đã xem nhẹ và đánh mất một cách rất dễ dàng. Điều gì đã xảy ra và khiến cho Curry đến với Under Amour?

>>> Kỷ nguyên giày của Stephen Curry: “Tôi đã gây sốc trong giới chơi giày”

Stephen Curry, cái tên giờ đang gắn với Under Amour từng là một “tài sản” của Nike. Nhưng dường như Nike đã không nhận ra được giá trị mà Stephen Curry có thể mang lại và sau một chuỗi sự kiện không như ý muốn, Curry từ chối gia hạn hợp đồng với thương hiệu thể thao danh tiếng nước Mỹ để đến với Under Amour.

Sự việc sau đó cả thế giới đều đã rõ, Stephen Curry đến với Under Amour (UA) và được đối xử như một ông hoàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, Stephen Curry đến với Under Amour năm 2013 là một phiên bản khác của việc Michael Jordan đến với Nike vào năm 1984.

Giá trị của Under Amour đã tăng lên gấp nhiều lần từ khi Stephen Curry trở thành gương mặt đại diện của họ. Ngành hàng bóng rổ của Under Amour từ tình trạng đang ngụp lặn trên thị trường đã mang về nhiều lợi nhuận nhất cho UA.

Với giá trị Stephen Curry mang lại lớn như vậy, tại sao Nike lại “đánh mất” siêu sao của Golden State Warriors?

Song song với việc nhìn lại những mẫu giày nổi bật nhất trong sự nghiệp của Stephen Curry, hãy nhìn lại Nike đã đánh mất Stephen Curry như thế nào.

 

Stephen Curry trong năm Rookie với Nike Hyperize.
Stephen Curry trong năm Rookie với Nike Hyperize.

Stephen Curry vừa kết thúc mùa giải 2012-13 khá thành công. Anh ra sân trong đội hình xuất phát ở cả 78 trận cho Golden State Warriors và góp công lớn đưa Warriors đến trận bán kết miền. Theo các điều khoản, Nike có đủ mọi quyền lợi để có thể giữ Curry ở lại với “The Swoosh”.

 

Stephen Curry trong màu áo của Davidson cùng Nike Hyperdunk 2008.
Stephen Curry trong màu áo của Davidson cùng Nike Hyperdunk 2008.

Bản thân Stephen Curry cũng muốn gắn bó với nhãn hàng thể thao lớn nhất thế giới này. Ông của Curry làm việc cho Nike, chính Curry cũng mang giày của Nike từ khi còn bé cho đến tận thời điểm anh tỏa sáng tại Davidson để đặt chân đến được NBA.

 

Mẫu Nike Hyperdunk 2010 PE giành riêng cho Stephen Curry.
Mẫu Nike Hyperdunk 2010 PE giành riêng cho Stephen Curry.

Trận đấu chơi hay nhất trong sự nghiệp tính đến thời điểm đó, nơi mà Curry bùng nổ ghi đến 54 điểm ngay tại Madison Square Garden, trên chân của anh cũng là một đôi Nike Zoom Hyperfuse. Tẩt cả mọi thứ đều đã sẵn sàng để Stephen Curry chấp nhận một bản hợp đồng mới với Nike. Nhưng ở chiều ngược lại, Nike có vẻ đã không mấy mặn mà với Steph.

 

Nike Zoom Hyperfuse 2012 đồng hành cùng Stephen Curry trong trận đấu lịch sử trước New York Knicks tại Madison Square Garden.
Nike Zoom Hyperfuse 2012 đồng hành cùng Stephen Curry trong trận đấu lịch sử trước New York Knicks tại Madison Square Garden.

Trước khi buổi họp thương thảo về hợp đồng diễn ra, Nike đã loại Stephen Curry ra khỏi danh sách những cầu thủ được tài trợ một “Hội trại huấn luyện bóng rổ” (Training Camp) diễn ra vào mùa hè năm 2013. Danh sách này chỉ có hai cầu thủ bao gồm Chris Paul và Anthony Davis. Đây là bước lùi đầu tiên Nike làm đối với Stephen Curry.

 

Một mẫu Nike Hyperfuse PE khác được làm riêng cho Stephen Curry.
Một mẫu Nike Hyperfuse PE khác được làm riêng cho Stephen Curry.

Các buổi Training Camp có thể không có nhiều ý nghĩa với các CĐV, nhưng chúng lại rất quan trọng đối với các cầu thủ chuyên nghiệp tại NBA. Đây là cơ hội để các cầu thủ có thể chỉ dạy và trực tiếp tương tác với những cổ động viên nhí, một việc làm mang ý nghĩa rất lớn đối với họ thay vì cứ phải ký tặng ở bên ngoài các nhà thi đấu.

 

Nike Air Max Fly By phối màu “Golden State” trên chân của Curry.
Nike Air Max Fly By phối màu “Golden State” trên chân của Curry.

Đến khi buổi họp diễn ra, Nike đã mắc thêm đến vài sai lầm tai hại khác. Đầu tiên, họ đã không mang đến buổi họp nhà thương thảo quen thuộc Lynn Merritt, cố vấn viên cho Lebron James. Thay vào đó là một người bị đánh giá khá tệ bởi giới truyền thông Mỹ là Nico Harrison (khi đó là Trưởng bộ phần Marketing của Nike).

 

Stephen Curry thi đấu tại vòng Playoffs trước Los Angeles Lakers cùng Nike Zoom Hyperfuse.
Stephen Curry thi đấu tại vòng Playoffs trước Los Angeles Lakers cùng Nike Zoom Hyperfuse.

Chính Lynn Merritt đã phát âm sai tên của Stephen Curry. “Ông ấy đã đọc tên con tôi là Steph-on” - Dell Curry, cha của Stephen Curry chia sẻ về buổi họp năm ấy. Bắt đầu từ đây, mọi thứ xảy ra theo một cách không thể nào tệ hơn.

 

Nike Air Max Flight’ 11 trên chân của Stephen Curry.
Nike Air Max Flight’ 11 trên chân của Stephen Curry.

Trong phần trình chiếu PowerPoint, đã có một Slide vẫn còn tên của Kevin Durant ở trên đó thay vì họ phải để tên của Stephen Curry. Nike không chỉ xem nhẹ Stephen Curry đến mức sử dụng lại File PowerPoint họ đã dùng với Kevin Durant mà họ thậm chí còn bỏ sót việc sửa tên của Kevin Durant thành Curry.

 

Nike Zoom Hyperfuse phiên bản đặc biệt cho Stephen Curry tại All-Star Game.
Nike Zoom Hyperfuse phiên bản đặc biệt cho Stephen Curry tại All-Star Game.

Sau khi nhìn thấy Slide đó, toàn bộ đội ngũ của Curry đã không còn thực sự quan tâm đến buổi họp nữa. Cha của Curry đã nói rằng: “Quả là bất ngờ khi họ bỏ sót một điều như vậy. Tôi đã cố gắng bày tỏ thái độ không hài lòng trong suốt buổi họp. Mặt khác, họ coi Kobe, LeBron và Durant là những cầu thủ nhóm đầu. Nếu Curry tái ký hợp đồng, con trai tôi cũng chỉ thành cầu thủ hạng dưới mà thôi”.

 

Một phối màu PE đơn giản nhưng khá đẹp của Stephen Curry.
Một phối màu PE đơn giản nhưng khá đẹp của Stephen Curry.

 “Nếu bạn không nhận được đủ sự tôn trọng, không được đánh giá cao và không được coi trọng như vậy, chẳng có lý do gì bạn phải tôn trong họ” - Dell Curry nói về mối quan hệ với Nike từ thời điểm đó. Ông cũng nói với con trai mình rằng đừng ngại thử một điều gì đó mới.

 

Mẫu Nike Hyperdunk 2010 màu đỏ, một màu khá hiếm khi được Curry sử dụng.
Mẫu Nike Hyperdunk 2010 màu đỏ, một màu khá hiếm khi được Curry sử dụng.

Khi đó, Under Amour như đã “chờ sẵn ở ngoài cửa” và chỉ đợi Stephen Curry gật đầu mà thôi. Họ đặt lên bàn đàm phán rất nhiều thứ mà Stephen Curry không thể từ chối. Bên cạnh khoảng tiền quảng cáo lớn hơn Nike, Under Amour cho phép Stephen Curry làm bất kỳ điều gì mà anh muốn.

 

Nike HyperEnforcer, một trong những mẫu giày Nike cuối cùng trên chân của Stephen Curry.
Nike HyperEnforcer, một trong những mẫu giày Nike cuối cùng trên chân của Stephen Curry.

Trước đây, Nike không cho phép Stephen Curry viết dòng chữ “I Can Do All Things” quen thuộc lên đôi giày của họ. Còn đối với Under Amour, dòng chữ ấy thậm chí còn được khắc lên như một họa tiết không thể thiếu trên bất kỳ đôi giày nào của Stephen Curry.

Chính những lời mời gọi không thể chối từ này đã đưa Stephen Curry về với Under Amour. Và cũng từ đó, Nike đã mất đi một trong những siêu sao tiềm năng nhất mà họ đã từng sở hữu. Có lẽ điều tương tự cũng đã xảy đến với James Harden vào năm 2012 và “đánh mất” hai cầu thủ này sẽ là điều tiếc nuối nhất mà Nike đã làm trong nhiều năm trở lại đây.

>>> Kỷ nguyên giày của Stephen Curry: “Tôi đã gây sốc trong giới chơi giày”

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm