Cuộc sống các tân binh sau kỳ NBA Draft thay đổi thế nào? (Kỳ 2)

thứ tư 2-8-2017 14:12:39 +07:00 0 bình luận
Các tân binh NBA dù sao vẫn đứng trong đội ngũ 450 cầu thủ đỉnh nhất thế giới. Họ tất nhiên cũng có lịch trình sinh hoạt khác biệt so với người thường.

Các tân binh của giải bóng rổ NBA dù sao vẫn đứng trong đội ngũ 450 cầu thủ đỉnh nhất thế giới. Họ tất nhiên cũng có lịch trình sinh hoạt khác biệt so với người thường.

Sốc với môi trường mới

Theo  kinh nghiệm của một huấn luyện viên có nhiều năm kinh nghiệm quan sát các trận đấu mùa hè, lối chơi thể chất là điều chỉnh lớn nhất mà tân binh phải làm trong năm đầu.

Khả năng tỳ người, giữ thăng bằng, thực hiện các cú ném dưới rổ được bảo vệ bởi toàn các quái vật của giải bóng rổ NBA, hầu hết trong số tân binh đều chưa có trải nghiệm này khi thi đấu ở cấp đại học.

Trải nghiệm tại NBA sẽ rất khác so với các cấp đấu khác.
Trải nghiệm tại NBA sẽ rất khác so với các cấp đấu khác.

Ngoài ra, tốc độ chơi cũng là điều mới mẻ đối với họ, thời gian cầm bóng 24 giây sẽ trôi qua cực nhanh với mật độ luân chuyển bóng khủng khiếp. Điều này có thể gây khó khăn đặc biệt cho các hậu vệ cầm bóng trẻ tuổi.

Ví dụ trong một giải đấu mùa hè cách đây vài năm từng có một hậu vệ vòng đầu tại NBA Draft xuất thân từ một trường đại học rất danh tiếng, chỉ có điều anh vẫn chưa hiểu được về vấn đề tốc độ chơi ở đẳng cấp khác. Sau trận đấu đầu tiên của mình, anh đã có tới 13 lần mất bóng trong vòng 30 phút.

Học cách để luân chuyển trái bóng thật nhanh vào các khu vực ghi điểm trong 6 giây đầu rồi sau đó giảm tốc độ để thực hiện các bài tấn công cố định là một kỹ năng khó để các hậu vệ trẻ thuần thục. Họ nên biết rằng việc chơi bóng ở các tốc độ khác nhau rất quan trọng để thành công trong bóng rổ chuyên nghiệp.

Còn đối với các big man trẻ tuổi, chắc chắn cần cần nhấn mạnh vào huấn luyện thể chất thêm nữa. Khi đặt chân vào giải bóng rổ nhà nghề Mỹ,  hầu hết các những cầu thủ trẻ chơi vòng trong sẽ nhận ra một điều rằng ngay cả các hậu vệ hay tiền vệ tại đây cũng đều sở hữu thể chất sức mạnh tốt hơn họ.

Việc chiếm vị trí vòng trong, duy trì thể lực và sự tỉnh táo, hoặc đơn giản là giữ được bóng trong các pha cướp bóng theo kiểu hổ rình mồi của các hậu vệ vòng ngoài, hết thảy hẳn sẽ gây sốc cho nhiều tân binh.

Sau giải đấu mùa hè

Vào cuối các giải đấu mùa hè, các cầu thủ và huấn luyện viên lúc này đều hiểu rõ hơn về những khía cạnh nào mà cầu thủ cần cải thiện. Thông thường, mỗi đội bóng đều cho phép các tân binh được nghỉ ngơi 1 tuần sau khi kết thúc giải đấu mùa hè. 

Quan trọng nhất ở giai đoạn này sẽ là tăng cường thể chất thông qua tập gym.
Quan trọng nhất ở giai đoạn này sẽ là tăng cường thể chất thông qua tập gym.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này không hẳn để thư giãn mà mỗi cầu thủ đều phải có ý thức vạch vẽ ra lộ trình căn chỉnh ưu nhược của bản thân, sắp xếp các nơi chỗ tập, xin tư vấn dinh dưỡng và chuẩn bị tâm lý. Quá trình này được cho là tự túc và phía đội bóng không can thiệp quá nhiều.

Sau đó, tân binh sẽ bắt đầu tham gia vào 8 tuần tập luyện tại các trại tập huấn. Ngoài ra, phòng gym là nơi bầu bạn hàng ngày để giúp tăng cường nhiều yếu tố thể chất.

Lịch trình sẽ bao gồm 3 tiếng mỗi ngày, 5 ngày/tuần suốt trong vòng 2 tháng. Việc cày ải tại đây sẽ giúp các cầu thủ có thêm sức bật, tốc độ, sức tỳ đè và khả năng giữ thăng bằng.

Kỳ tập trung tháng 8

Những công việc nói trên mới chỉ là phần tự túc của mỗi cầu thủ. Cho tới đầu tháng 8, các tân binh phải có trách nhiệm báo cáo lại quá trình cải thiện của họ về đội bóng chủ quản.

Thời điểm này, các huấn luyện viên thể lực, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và các huấn luyện viên khác của đội bóng NBA mới chính thức bắt tay vào công việc.

Đối với những người đã có sự chuẩn bị tốt thì các trợ lý đội bóng sẽ khá nhàn nhã về công việc. Đây thực chất lại là thời điểm mà các cầu thủ có thể thư giãn một chút vì họ được tập trung chính vào việc chơi bóng.

Và cũng phải lưu ý, việc có mối quan hệ tốt với các trợ lý huấn luyện viên là điều tối quan trọng mà những tân binh phải ghi nhớ. HLV trưởng sẽ quan sát toàn cục nhưng người giao tiếp nhiều với các cầu thủ lại là các trợ lý HLV.

Họ sẽ trở thành cây cầu chung chuyển phản ánh và đánh giá cầu thủ tới ban đầu não chiến thuật của đội bóng. Nhưng quan trọng hơn, các trợ lý là người am hiểu nhất về điều kiện thể trạng của mỗi cầu thủ để lập ra kế hoạch phát triển riêng.

Phân tích cầu thủ là công việc mấu chốt của các trợ lý HLV.
Phân tích cầu thủ là công việc mấu chốt của các trợ lý HLV.

Đối với hầu hết các đội, tân binh phải xuất hiện trên sân 30-45 phút trước khi mỗi buổi tập tháng 8 bắt đầu. Lần này, họ phải thể hiện được thành quả tập luyện của mình bằng hiệu quả thi đấu trên sân. Về bản chất, các bài tập giao đấu được coi như trò chơi quen thuộc của họ.

Những tân binh có thể lên kế hoạch tập luyện theo các hình thức 1vs1, 2vs2 và 3vs3 trong thời gian tập trung ban đầu. Các huấn luyện viên phụ trách sẽ phải làm việc với các tân binh trong 5 lần tập huấn. Họ quan sát và xem thêm băng ghi hình để nghiên cứu về những điểm mạnh yếu cần khắc phục trong tương lai của các cầu thủ.

Vào mùa giải

Khi mùa giải diễn ra, tân binh sẽ được khuyến khích liên tục, vì sự thất vọng có thể dễ dàng chiếm lấn tâm trí họ. Rõ ràng, ngoài việc đảm bảo về việc đầy đủ điều kiện thể chất, những lính mới cũng phải mang tinh thần tốt khi tham gia vào mỗi tối thi đấu. Tất cả còn được cảnh báo về nguy cơ chấn thương và tâm lý ứng phó khi gặp tình huống tồi tệ.

Do đó, các HLVsẽ phải thiết kế các bài luyện tập có ý nghĩa thiết thực và hấp dẫn. Mặc dù các trường đại học đều có cho mình những chương trình huấn luyện kỳ lạ, nhưng hiếm thứ trong số đó có thể so sánh với cấp độ NBA.

Giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh cũng có nhiều HLV nghĩ ra chế độ rèn luyện toàn diện với thêm cả các bài yoga hay thiền để các cầu thủ đạt được tâm lý vững vàng. Những tài năng trẻ buộc phải làm bản thân mạnh hơn nếu muốn trụ lại lâu dài tại giải đấu.

Tập luyện trước trận đấu thường được thực hiện 3 giờ trước mỗi trận, việc này trở nên rất quan trọng. Hầu hết các đội bóng NBA đều có một quan sát viên chuyên nghiệp, hình thức như đại diện cho các cầu thủ. 

Người làm công việc này sẽ có nhiệm vụ tham dự các buổi tập luyện sớm để quan sát và đánh giá xem một cầu thủ có đủ khả năng ra sân hay không. Ý kiến báo cáo lại cho HLV sẽ được dùng cân nhắc cho việc sắp xếp nhân sự cho trận đấu.

Tân binh và các cầu thủ trẻ thường được quan sát và đánh giá cả về đạo đức làm việc, năng lượng, kỹ năng và cách họ phản ứng với huấn luyện viên, trọng tài.

Các đội bóng NBA luôn chú ý tới thương hiệu của họ, trong khi hành động của cầu thủ trong và ngoài sân đều có thể lan truyền chóng mặt khiến tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng khác nhau lên tập thể tổ chức.

Một bài tập rèn luyện tinh thần của cầu thủ NBA.
Một bài tập rèn luyện tinh thần của cầu thủ NBA.

Do đó, thậm chí thái độ của cầu thủ trên băng ghế dự bị trong suốt trận đấu cũng được theo dõi kỹ lưỡng. Họ phải cho thấy sự nhiệt tình, cùng tham gia hòa đồng trong thời gian nghỉ và luôn luôn chú tâm vào diễn biến trên sân.

Họ nên theo dõi và lắng nghe lời của các lãnh đạo kỳ cựu trong nhóm, cũng như dành sự quan tâm tới các tin tức về đội bóng trên các phương tiện truyền thông. Đó đều là những thói quen giúp hình thành nên ý thức chuyên nghiệp.

Đối với nhiều tân binh, có vẻ như mùa giải đầu tiên sẽ không bao giờ kết thúc. Với họ, sẽ là 82 trận đấu ở regular season, chưa kể có thêm các trận đấu tại NBA Playoff,  với lịch di chuyển tập luyện quay cuồng bởi các chuyến bay muộn, xe bus sớm, tập luyện trước trận đấu, tập định kỳ, luyện tập bổ sung và tập luyện kiểm soát cân nặng.

Ngoài ra, lí tưởng công việc cũng cần phải liên tục được nhồi vào đầu tân binh. Đây là công việc của họ, và nó là một trong những điều tuyệt vời nhất khi chỉ có 450 cầu thủ đỉnh nhất thế giới có cơ may này. Trong bóng rổ, bước sang năm thứ 2 thôi, những cầu thủ NBA đều được coi như tập hợp gồm toàn siêu nhân.

(Hết)

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm