Ngay trong mùa giải đầu tiên của hợp đồng với NBA, Nike liên tục phải giải quyết những rắc rối đến từ những chiếc áo thi đấu do mình sản xuất.
Những chiếc áo thi đấu của các cầu thủ liên tục rách theo nhiều cách khác nhau, mà cả NBA lẫn Nike dường như không thể xác định được lý do. Việc áo thi đấu bị rách không phải là chuyện gì mới mẻ ở NBA, nhưng chưa bao giờ chúng xảy ra thường xuyên như vậy. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, có 6 cầu thủ đã bị rách áo như: LeBron James, Draymond Green, Kevin Love, Ben Simmons...
Vậy vấn đề là gì? Trong một tuyên bố trước SB Nation, phát ngôn viên của Nike đã cho biết nhu cầu chuẩn hóa "quy trình tái tạo và tăng cường sức ép bằng các đường đường may" sẽ được tiến hành.
Nike đã không đưa ra thêm bất cứ bình luận nào về vấn đề này, SBNation đã tiến phỏng vấn hai nhà kiểm tra sản phẩm sản phẩm nổi tiếng cùng một chuyên gia thiết kế để tìm hiểu nguyên nhân tại sao đồng phục thi đấu của NBA liên tục rách trong các trận đấu.
• Jacques Slade: Người kiểm tra độ bền, Youtuber và đánh giá các loại giày. Slade đã kiểm tra các sản phẩm thể thao từ các nhãn hiệu khác nhau. Slade đã từng làm việc cho Nike trước đây. Anh thường xuyên đăng tải đoạn video đánh giá trên kênh Yotube của mình.
• Stan Tse: Nhà bình luận trên trang WearTesters.com, Tse cũng là người kiểm tra các sản phẩm và đánh giá các nhãn hiệu khác nhau.
• Vincent Quevedo: Nhà thiết kế nổi tiếng về đồng phục, và là giáo sư thuộc Kent State University. Quevedo không kiểm tra các sản phẩm, nhưng ông là một nhà thiết kế nổi tiếng về thời trang và sợi.
Tổng hợp các sự cố rách áo Nike từ đầu mùa giải
- Có chuyện gì đang xảy ra với quy trình gia công những chiếc áo thi đấu do Nike sản xuất?
Slade: có thể do quá trình đặt những con số lên trên áo khiến cho vị trí ở đó trở thành điểm yếu và nó trở nên dễ tổn thương hơn. Bởi ngay cả khi không có những con số, chiếc áo vẫn trở nên siêu mỏng.
Vì vậy quá trình này đang nên được thay thế để giảm thiểu rủi ro như vừa qua.
- Anh đã bao giờ thấy hoặc trải nhiệm điều này với một sản phảm tương tự khác chưa?
Tse: Không chỉ những chiếc áo đấu, Nike đã sử dụng vật liệu tái chế trên giày thi đấu quần vợt trước đây.
Đôi Nike Zoom KD 10 mà tôi đang mang cũng đang gặp vấn đề tương tự như sự cố áo đấu vừa qua của Nike. Tôi chắc chắn rằng họ đang tiến hành khắc phục. Những đường ren đã bị rách khi tôi chơi thể thao.
- Chuyện gì đã xảy ra với Nike Zoom KD 10 vậy?
Tse: Trên vòng ren, nó được bao phủ bởi ba sợi dây, nhưng nếu có ai đó đạp lên chân của bạn, họ có thể kéo những lớp vải trên đôi giày trượt ra ngoài và có thể khiến nó bị rách.
Đây cũng là điều tương tự khi bạn cố kéo một chiếc áo đấu của Nike.
- Nike đã sử dụng nhựa chai tái chế để tạo ra chất liệu cho những chiếc áo đấu. Điều đó có quan trọng không?
Quevedo: Tôi không phải là kỹ sư vải hoặc nhà hóa học, tôi là một nhà thiết kế thời trang.
Nhưng việc tan chảy chất dẻo và biến chúng thành vải đã được tiến hành làm từ nhưng năm 1980.
- Nike cố gắng làm cho những chiếc áo ngày nay nhẹ hơn các các loại áo cũ. Điều đó lí giải cho việc rách áo?
Quevedo: Trọng lượng không liên quan đến sức chịu đựng của vải. Sức bền của vải, hoặc "độ căng" là áp lực lớn nhất mà nó có thể chịu được trước khi phá vỡ độ bền giới hạn của chúng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền: loại sợi vải được sử dụng, cách nó được đan hoặc dệt, và các sợi được đan hoặc dệt chặt như thế nào trong quá trình sản xuất. Trọng lượng không liên quan gì đến sức mạnh.
- Nike đã bao giờ có cùng khó khăn với các sản phẩm khác mà họ đã sử dụng với vật liệu tái chế?
Slade: Không. Đây không phải là lần đầu tiên họ sử dụng nhựa chai tái chế. Đó là lí do tại sao sự cố này trở nên quá kỳ lạ.
Họ đã làm áo đấu với vật liệu tái chế trong suốt một thời gian dài. Họ đã làm áo đấu môn bóng đá bằng nhựa tái chế. Họ đã làm những quả bóng bằng vật liệu tái chế. Tôi không biết chắc rằng liệu những chiếc áo đấu tại NBA có mỏng hơn hay không? Và nó có phải là nguyên nhân gây ra sự cố. Nhưng những sản phẩm khác đã được sử dụng ít nhất một vài năm nay.
- Tại sao chúng ta chưa bao giờ thấy sự cố này ở những nơi khác? Nike đã thiết kế áo đấu cho cấp độ đại học và áo đấu cho đội tuyển Mỹ trong quá khứ.
Tse: Chúng ta không nhìn thấy những điều đó bởi vì nó phụ thuộc vào cả một nền tảng. Bóng rổ cấp độ đại học tuy hấp dẫn, nhưng nó không mang tính toàn cầu như NBA. Bạn sẽ không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường và các sự cố không phải lúc nào cũng được đề cập trên truyền thông. Và bạn phải nhận ra rằng nó không chỉ là những chiếc áo Nike ở cấp độ đại học. Adidas và Under Armour cũng xuất hiện tại đó.
- Có bất kỳ yếu tố nào khác mà chúng tôi có thể tìm thấy ở sự cố rách áo này?
Quevedo: Không thể nào xác định những yếu tố liên quan đến việc sản xuất. Một câu hỏi được đặt ra là những vị trí rách thường nằm ở đâu? Phải có một vị trí chung nào đó?
- Làm thế nào để Nike khắc phục sự cố này?
Tse: Trong một số trường hợp, Nike có thể sử dụng công nghệ AeroSwift. Đó là sự kết hợp của các loại vật liệu và dùng nhiệt để kết nối chúng lại với nhau. Thay vì dệt. Đây có lẽ là một cách mà họ nên thử để giảm bớt các sự cố.
Nhưng bạn không bao giờ có thể hơn được Nike bởi vì quá trình [nghiên cứu và phát triển] của họ là đỉnh cao.