Các đội cần gì sau NBA Free Agency: Nhóm tranh Playoff (Kỳ 3)

thứ sáu 28-7-2017 11:10:10 +07:00 0 bình luận
Hãy cùng xem qua những lỗ hổng lớn nhất hay những vấn đề của từng đội bóng mà họ sẽ phải đối đầu trong thời gian sắp tới. Lần này là nhóm cạnh tranh Playoff.

Hãy cùng xem qua những lỗ hổng lớn nhất hay những vấn đề của từng đội bóng mà họ sẽ phải đối đầu trong thời gian sắp tới. Lần này là nhóm cạnh tranh NBA Playoff.

1. New Orleans Pelicans: Tăng cường dàn dự bị, hỗ trợ ghi điểm

 - Thành tích 2016-2017: 34-48

New Orleans Pelicans đang mang trong mình một bộ ba đầy tiểm năng bao gồm Jrue Holiday ở vị trí dẫn bóng, cùng với đó là tòa tháp đôi chết người mang tên DeMarcus Cousins và Anthony Davis.

Mặc dù bộ ba này vẫn chưa thể hiện được gì nhiều về mặt thành tích, tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực xuất hiện trong nửa mùa giải vừa qua.

Rajon Rondo sẽ tái hợp với DeMarcus Cousins trong màu áo Pelicans mùa giải tới
Rajon Rondo sẽ tái hợp với DeMarcus Cousins trong màu áo Pelicans mùa giải tới

Bên cạnh bộ 3 này, Pelicans vẫn còn 2 vị trí còn trống trong đội hình. Và với những mảnh ghép còn lại trên thị trường chuyển nhượng, tương lai của New Orleans Pelicans thi đấu tại vòng Playoff sẽ không còn tăm tối như mùa giải vừa qua.

Huấn luyện viên Alvin Gentry trả lời phỏng vấn với một tờ báo rằng ông rất muốn sự có mặt của cả Jrue Holiday và Rajon Rondo ở vị trí vòng ngoài.

Khi đó Jrue Holiday sẽ có khả năng trở thành một shooter thuần, trong khi đó Rajon Rondo sẽ đảm nhiệm vị trí lĩnh xướng hàng công. Cuối cùng, Solomon Hill, một tay ném xa với tỷ lệ 38.3% sẽ được chọn ở vị trí còn lại trong đội hình 5 cầu thủ xuất phát.

Tuy nhiên không có đội bóng nào có thể vào được vòng NBA Playoff nếu không có một dàn dự bị chất lượng. Ngoài 5 cái tên chính thức, những cầu thủ dự bị như E’Twaun Moore, Dante Cunningham hay Tim Frazier đều không thể đáp ứng được kỳ vọng khỏa lấp sự chênh lệch về ghi điểm so với đội hình chính thức (23,3 điểm/trận so với 67,8 điểm/trận của Big-3 Cousins, Holiday và Davis).

2. Detroit Pistons: Bổ sung một tay chuyền ổn định

 - Thành tích 2016-2017: 37-45

Kết thúc mùa giải 2016-2017, Detroit Pistons chỉ thực hiện được khoảng 7,7 quả 3 điểm mỗi trận với tỷ lệ chỉ ở mức 33%, đứng thứ 28 trên tổng số 30 đội tại giải bóng rổ NBA. Vì vậy bước vào mùa hè, ban lãnh đạo của Pistons ráo riết đi tìm cho mình những tay ném 3 điểm chất lượng.

Đầu tiên, Detroit Pistons chọn được Luke Kennard, một trong những xạ thủ 3 điểm chất lượng nhất kỳ NBA Draft 2017 vừa qua. Sau đó, họ mang về được thêm Avery Bradley, một chuyên gia phòng ngự với khả năng ném 3 điểm khá tốt (trung bình ghi 2 quả 3 điểm mỗi trận, tỷ lệ thành công 39%).

Detroit Pistons cần thi đấu chuyền bóng nhiều hơn là sử dụng các nỗ lực cá nhân.
Detroit Pistons cần thi đấu chuyền bóng nhiều hơn là sử dụng các nỗ lực cá nhân.

Cuối cùng, “MotorCity” đã ký hợp đồng với hai tay ném cùng có tỷ lệ 3 điểm 39% là Langston Galloway (7,9 điểm/trận) và Anthony Tolliver (7,1 điểm/trận).

Tuy nhiên việc mang về nhiều tay ném 3 điểm không giải quyết được hết các vấn đề trên hàng công của Pistons. Mùa giải vừa qua, họ là đội bóng nằm trong Top những đội chuyền bóng ít và thiếu hiệu quả nhất NBA với chỉ 21,1 đường kiến tạo mỗi trận và chỉ có khoảng 53% số điểm đến từ những đường kiến tạo (lần lượt xếp hạng 24 và 28 trên tổng số 30 đội tại giải bóng rổ nhà nghề Mỹ).

Trong đội hình của Detroit Pistons chỉ có 2 hậu vệ dẫn bóng thuần là Reggie Jackson và Ish Smith. Trong khi Reggie Jackson thi đấu thiên nhiều hơn về mặt ghi điểm thì Ish Smith vẫn chưa thực sự chứng tỏ được mình nhiều khi chỉ có thể chơi ở mức tròn vai với khoảng 5 lần kiến tạo mỗi trận.

Việc trông chờ vào Reggie Jackson trở lại (vẫn đang trong quá trình lấy lại phong độ sau chấn thương) cũng chỉ là những giải pháp mang tính tình thế mà thôi. Detroit Pistons sẽ cần phải bổ sung một tay chuyền thực sự chất lượng cho vị trí phân phối bóng vì nếu không, những tay ném 3 điểm họ mới mang về sẽ không thể phô diễn hết khả năng của họ khi thi đấu.

3. Denver Nuggets: Thiếu một hậu về dày dặn kinh nghiệm

 - Thành tích 2016-2017: 40-42

Denver đang mang trên mình hai ngôi sao tương lai mà họ đã chọn được qua hai kỳ NBA Draft gần nhất, đó là Emmanuel Mudiay (lượt thứ 7 NBA Draft 2015) và Jamal Murray (lượt thứ 7 NBA Draft 2016).

Bộ khung trẻ Mudiay - Jokic - Murray.
Bộ khung trẻ Mudiay - Jokic - Murray.

Tưởng chừng Denver Nuggets sẽ chờ đợi các sao trẻ của mình đạt đến độ chín trong khoảng 1 2 mùa bóng tới. Tuy nhiên sự tỏa sáng bùng nổ của Nikola Jokic và việc ký hợp đồng với Paul Millsap trong kỳ chuyển nhượng vừa qua đã cho thấy đội bóng vùng cao nguyên Colorado không còn muốn chờ đợi nữa mà sẵn sàng cạnh tranh cho vị trí cao hơn trên bảng xếp hạng ở mùa tới.

Để làm được điều đó, Denver cần một hậu vệ dẫn bóng tốt và đủ tầm để vừa lĩnh xướng được hàng công, vừa có thể đóng góp cho khả năng ghi điểm của đội.

Trong khi Emmanuel Mudiay chỉ có thể ném xa với tỷ lệ 36,9%, Jamal Murray lại có thiên hướng di chuyển không bóng nhiều hơn là cầm bóng và dẫn dắt lối chơi cho cả đội.

Sau khi thành công mang về Paul Millsap, Denver Nuggets đã cố gắng tìm phương án bổ sung cho vị trí lĩnh xướng hàng công mà họ còn thiếu với những cái tên như Chris Paul hay George Hill. Tuy nhiên cả hai đều đã thất bại khi Chris Paul đã về với Houston Rockets, còn George Hill đã đến thi đấu cho Sacramento Kings.

Để bộ đôi trẻ Mudiay và Murray thay nhau dẫn dắt hàng công là một phương án Denver có thể chấp nhận. Nhưng Denver Nuggets chắc chắn sẽ cần một cái tên tốt hơn. Và nếu họ không nhanh chân hơn, nhiều khả năng Nuggets sẽ không tìm được cho mình một cái tên nào ưng ý cho mùa giải sắp tới.

4. Chicago Bulls: Lỗ hổng ở vị tri tiền phong

 - Thành tích 2016-2017: 41-41

Mọi thứ ở WindyCity vẫn còn đầy ngổn ngang sau sự ra đi của Rajon Rondo và Jimmy Butler. Họ nhận được những cái tên mới bao gồm Kris Dunn, Zach LaVine và Justin Holiday tuy nhiên vẫn chưa có một điểm sáng nào xuất hiện.

Và màn trình diễn tệ hại của những cầu thủ trẻ tại Summer League vừa qua chỉ thêm một đám mây mù nữa cho tương lai tăm tối của Chicago trong mùa giải tới.

Chicago Bulls không còn nhiều tiền đạo chất lượng.
Chicago Bulls không còn nhiều tiền đạo chất lượng.

Sau khi đồng ý một bản hợp đồng mới cho Cristiano Felicio (24 tuổi), mang về David Nwaba (25 tuổi), mục tiêu hiện tại của Chicago Bulls là giữ chân Nikola Mirotic (26 tuổi) ở lại với UnitedCenter nhằm ít nhất giữ được một bộ khung trẻ cho đội hình.

Tiền đạo 26 tuổi đến từ châu Âu cao gần 2m1 này có khả năng ghi điểm tương đối ổn định khi được vào sân từ băng ghế dự bị mùa vừa qua.

Bộ khung hiện tại cùng với hai mỏ neo là Dwyane Wade và Robin Lopez có thể sẽ giúp Chicago Bulls không có một mùa tệ hại. Tuy nhiên họ vẫn cần thêm vài cái tên nữa để mang lại sự ổn định và có thể chinh chiến lâu dài qua NBA 2017-2018, đặc biệt là ở vị trí tiền đạo.

Bên cạnh Felicio và Mirotic (cùng thi đấu ở vị trí tiền phong chính), Chicago Bulls không còn cái tên nào đủ chất lượng khi Bobby Portis là một tiền phong trẻ (mới chỉ 22 tuổi) nhưng thi đấu thiên về phòng ngự.

Bobby Portis là một tiền phong tiềm năng, tuy nhiên anh lại thiên về khả năng phòng ngự.
Bobby Portis là một tiền phong tiềm năng, tuy nhiên anh lại thiên về khả năng phòng ngự.

Trong khi đó cái tên họ vừa có được từ NBA Draft là Lauri Markkanen đã có màn ra mắt đầy thất vọng tại Summer League với 0 trên 10 quả 3 điểm thành công (tỷ lệ ghi điểm 1/13 cả trận).

Tương lai tại Chicago Bulls có lẽ sẽ tiếp tục mịt mù khi họ không có bất kỳ động thái mới nào trên thị trường chuyển nhượng. Có lẽ, họ chỉ còn biết hy vọng vào những gì mình đang có từ những cầu thủ trẻ hay chút sức lực còn lại từ Dwyane Wade…

5. Miami Heat: Thiếu một ngôi sao thực thụ

 - Thành tích 2016-2017: 41-41

Sau nửa đầu mùa giải với tỷ lệ thắng chỉ ở mức 11 trên 41 trận, Miami Heat đã lột xác hoàn toàn bằng chiến dịch 30-11 thần kỳ nhờ vào công lớn của bộ khung Whiteside - Dragic - Waiter.

Miami Heat lột xác hoàn toàn ở nửa sau mùa giải nhờ công lớn vào bộ ba Whiteside - Dragic - Waiter.
Miami Heat lột xác hoàn toàn ở nửa sau mùa giải nhờ công lớn vào bộ ba Whiteside - Dragic - Waiter.

Đây cũng là bộ khung mà ban lãnh đạo Miami Heat đã hoàn toàn tin tưởng và gầy dựng trong suốt hai năm qua. Tuy nhiên chiến dịch này đã không giúp Heat trở lại vòng Playoff sau khi đã để thua quá nhiều ở nửa đầu của mùa giải.

Một nhà báo uy tín tiết lộ Miami Heat đã bỏ ra hơn 310 triệu đô để giữ chân Hassan Whiteside, Dion Waiter, James và Tyler Johnson cùng với Kelly Olynyk.

Trước đó vào năm 2015, Heat đã mất gần 100 triệu đô để giữ chân Goran Dragic đến hết năm 2020. Như vậy tổng cộng, Heat đã tốn hơn 400 triệu đô cho bộ khung mà họ đang có.

Tuy nhiên không một cầu thủ nào có thể vào được All-Star. Hay nói cách khác, Miami Heat không có một ngôi sao thực thụ, một cầu thủ đủ sự ổn định, đủ sức thủ lĩnh để đưa Heat đến những mục tiêu cao hơn.

Tuy nhiên họ vẫn cần một ngôi sao thi đấu ổn định và biết cách tỏa sáng đúng lúc.
Tuy nhiên họ vẫn cần một ngôi sao thi đấu ổn định và biết cách tỏa sáng đúng lúc.

Huấn luyện viên Erik Spoelstra và các đồng nghiệp tại Miami có lẽ rất giỏi trong việc đào tạo và phát triển các tài năng trẻ. Tuy nhiên trong một kỷ nguyên bóng rổ mới, nơi mà các đội bóng không còn thi đấu với một ngôi sao nữa mà là nhiều ngôi sao trên sân cùng một lúc, sẽ rất khó để dàn cầu thủ trẻ nhưng thiếu sự đột phá này tạo ra những bước tiến lớn tại NBA.

Có lẽ, tất cả sẽ phải nhờ vào chủ tịch Pat Riley. Mong rằng ông có thể kéo thành công một (hoặc vài) thương vụ bom tấn nữa như ông đã từng làm được trong khoảng thời gian trước đây.

(Còn tiếp)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm