Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ

thứ sáu 8-6-2018 0:46:53 +07:00 0 bình luận
Không ai có thể quên được cảnh gục ngã của tuyển Mỹ tại Olympics Athens năm 2004 trước thế hệ vàng của bóng rổ Argentina.
Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 1.


au lần để vuột mất chức vô địch vào tay Cleveland Cavaliers năm 2016, Draymond Green đã khiến dư luận chú ý khi công khai chiêu mộ nhân tài đến Golden State Warriors. Và Kevin Durant chính là kết quả. Tuy nhiên, nói về việc một ngôi sao NBA tuyển quân sau khi nếm trải thất bại đau đớn, Green không phải người đầu tiên.

Năm 2004 đánh dấu một cột mốc đáng quên của tuyển bóng rổ Mỹ khi lần đầu tiên kể từ Dream Team 1992, họ không thể giành được huy chương vàng tại đấu trường Olympic dù đã tung ra đội hình với nhiều cái tên nổi bật.

Tại giải đấu FIBA AmeriCup 2017, Argentina đã để thua tuyển Mỹ (chỉ bao gồm những cầu thủ tiêu biểu của giải G-League) sau khi dẫn xa với khoảng cách 20 điểm. Kết quả đó suýt chút nữa đã là cơn địa chấn.

Nhìn lại năm 2004, cũng chính Argentina là những người đã mang đến cơn ác mộng cho nền bóng rổ Mỹ, buộc một siêu cường quốc bóng cam thế giới phải về nhà với chiếc huy chương đồng.

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 3.

Ngay sau trận thua cách nay 14 năm, người ta đã trông thấy Allen Iverson miệng không nở một nụ cười, tay cầm điện thoại và đi tìm cứu viện. "The Answer" đã gọi cho ai lúc đó? Không ai biết được, trừ anh và những người nhận cuộc gọi.

Tại sao Iverson phải tự ép mình giải quyết một vấn đề mà không hoàn toàn là do lỗi của anh? Thật ra, trong đội hình Olympics 2004, không ai có niềm khát khao được chơi cho tuyển Mỹ to lớn như anh.

"Được tham gia đội tuyển quốc gia năm đó với tôi là một vinh dự. Tôi sẽ luôn lưu giữ chúng trong suốt khoảng đời còn lại, dù cho huy chương vàng đã trở nên quá xa xỉ", phóng viên Adrian Wojnarowski của ESPN trích lời Iverson.

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 4.

Những lời chia sẻ yên bình này không thể lột tả được hết sự thất bại năm ấy.  Stephon Marbury, một trong hai hậu vệ dẫn bóng góp mặt trong đội hình Olympic 2004 đã nói rằng đó chính là 38 ngày tệ nhất cuộc đời anh ta?

Hãy nhìn qua đội hình Mỹ năm đó. Trong số 12 cầu thủ đến Athens, có đến một nửa dưới 24 tuổi. Những cái tên như LeBron James hay Carmelo Anthony còn chưa đón sinh nhật thứ 21. Emeka Okafor chỉ là một cầu thủ đại học, anh chưa từng khoác lên mình chiếc áo của đội tuyển chuyên nghiệp trước khi đến Hy Lạp.

Carlos Boozer, Amar'e Stoudemire rồi Dwayne Wade, cộng hết thâm niên chơi tại NBA của 3 cầu thủ này cũng chỉ đạt con số 5. Đội hình năm đó của Mỹ sở hữu tuổi đời trung bình trẻ nhất trong lịch sử chinh chiến các kỳ Olympics.

Tim Duncan và Allen Iverson được chọn là 2 người dẫn dắt đội bóng này. Khả năng lãnh đạo của cả hai không hề như nhau. Trong lúc Duncan chỉ mới bắt đầu thử nghiệm vị trí lãnh đạo tại Spurs được 1 năm sau khi tiền bối của anh là David Robinson giải nghệ, Iverson đã làm điều đó được 8 năm.

Kể từ lúc gia nhập 76ers vào năm 1996, Iverson đã thể hiện vai trò và uy thế của mình khi giải quyết hầu hết những vấn đề của đội bóng, đưa đội nhà đến Finals. Đó chính là lý do vì sao người ta gọi anh là "Câu Trả Lời" (The Answer).

Thế nhưng, cú ngã năm 2004 đó chính là điều duy nhất mà Iverson không thể nào tự mình trả lời được. Anh chỉ biết gánh vác mọi thứ một mình.

"Iverson chưa bao giờ ngại việc phải lên tiếng, đặt mình vào trung tâm mọi chuyện, hay thậm chí là bia đỡ đạn. Kể cả khi công chúng chỉ trích, lấy anh làm lý do cho đội hình tệ hại năm đó, Iverson vẫn sẵn sàng hứng chịu, điều mà chưa có bất kỳ cầu thủ NBA nào phải làm khi góp mặt tại tuyển quốc gia", phóng viên Wojnarowski chia sẻ.

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 5.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại này, nhưng nổi bật nhất vẫn là dư âm từ vụ khủng bố 11/9 năm 2001.

Với nỗi lo sợ khủng bố sẽ nhắm vào đại hội thể thao lần này, rất nhiều tên tuổi sáng giá của NBA vào thời điểm đó đã dùng lý do an ninh để từ chối cống hiến cho đội tuyển quốc gia. Có thể kể đến như Mike Bibby, Vince Carter, Kevin Garnett, Tracy McGrady, Ray Allen hay Jason Kidd đều không tham gia.

Shaquille O'Neal, Jermaine O'Neal và Ben Wallace đã hoàn toàn kiệt sức sau chuỗi chung kết đầy kịch tính. Kobe Bryant vướng phải nghi vấn tấn công tình dục nên cũng không góp mặt. Và mọi trọng trách của đoàn bóng rổ Mỹ kỳ đó dồn cả vào Allen Iverson.

Ngoài lý do an ninh ra, HLV trưởng tuyển Mỹ, Larry Brown - người vừa giành được chức vô địch với Detroit Pistons - chính là nguyên nhân tiếp theo mà nhiều cầu thủ tốt không muốn đi.

Được biết, phong cách chơi của HLV Brown là một lối đánh khá cổ điển và dè dặt. Richard Jefferson, cầu hủ lão làng từng thi đấu cho Cleveland năm 2016 cho biết: "Tôi còn nhớ trong buổi tập chọn đội hình cho Olympics Athens 2004, ông ta đã nói với Jason Kidd rằng: "Này Kidd, tôi biết cậu là một cầu thủ tấn công nhanh rất ổn. Nhưng tôi muốn cậu hãy dừng lại ở vạch ném phạt và chuyền ra hai cánh".

Ông ấy không biết mình đang nói chuyện với người có số lần assist cao thứ 2 tại NBA sao? Tôi tin chắc Kidd sẽ hiểu rõ hơn ai hết khi nào nên chuyền. Và đó chính là lý do vì sao có nhiều người không tham gia đến vậy".

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 6.

Vào thời điểm đó, người Mỹ vẫn rất tự tin. Họ nghĩ rằng chỉ cần chọn bừa một đội hình 12 cầu thủ NBA tốt nhất có thể cũng giành được chiến thắng. Thế nhưng, những VĐV hiểu được tác hại của việc không cùng tiếng nói với HLV Brown lúc đó đều phần nào đã đoán trước được một kết cục không hay cho đội Mỹ. Và họ chọn ở nhà, trừ Allen Iverson.

Anh hiểu rõ, với vị trí đội trưởng của một tuyển Mỹ chỉ vừa ráp nối trong 2 tuần cùng một HLV bảo thủ, chắc chắn đây sẽ là đợt ra quân khó khăn nhất. Thế nhưng, đó không phải lý do để Iverson từ chối. Với anh, được thi đấu cho đội tuyển quốc gia còn thiêng liêng hơn nhiều so với việc vô địch NBA.

Chính vì thế, bất chấp Mỹ không có được đội hình tốt nhất, "The Answer" vẫn ra sân và tin tưởng rằng mình có thể gánh đội. Nhưng phũ phàng thay, không phải việc gì cũng có thể giải quyết bằng niềm tin. 8 năm lãnh đạo 76ers không thể giúp anh gắn kết 11 cầu thủ vừa tập trung 2 tuần và một vị HLV cố chấp.

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 7.

Trong số những cầu thủ tại đội Mỹ năm đó, Stephon Marbury có lẽ là người phẫn nộ nhất với những quyết định của HLV Brown. Chia sẻ với NBC Sports, anh nói rằng HLV không cho họ được chơi bóng đúng nghĩa, ông chỉ muốn những cầu thủ này phải chơi theo các nguyên tắc của ông. "Chúng tôi chỉ cần được chơi bóng như cách chúng tôi từng chơi", Marbury nói.

Khi nghe được điều này, Gregg Popovich, lúc đó là HLV phó của đoàn bóng rổ Mỹ, đã trao đổi lại với ông Brown. Thế nhưng, thay vì điều chỉnh lối chơi, vị HLV trưởng 63 tuổi này đã lớn tiếng: "Tôi muốn Stephon Marbury rời khỏi đội ngay lập tức. Đón máy bay đưa anh ta về nước ngay". Mặc dù vậy, Marbury vẫn tiếp tục được thi đấu.

Với tất cả những rắc rối âm ỉ trong đội bóng, 12 con người này đã phải trải qua một giai đoạn đáng quên nhất của nền bóng rổ Mỹ. Ở vòng bảng Olympic 2004, tuyển Mỹ đã chịu 2 thất bại trước Puerto Rico dưới sự chỉ huy của ngôi sao Carlos Arroyo và đội bóng châu Âu Lithuania.

Trong số đó, thảm hại nhất chính là trận thua cách biệt 19 điểm trước đội bóng cùng châu lục là Puerto Rico, điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1992. Chiến thắng vang dội này đã đưa cái tên Carlos Arroyo đến với người hâm mộ bóng rổ thế giới. Và đó cũng chính là lúc khoảng cách bóng rổ giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới rút ngắn hơn bao giờ hết.

Điều gì đến cũng phải đến. Bước vào vòng bán kết, những tân binh trẻ cùng lối chơi đầy gượng ép của tuyển Mỹ đã không thể vượt qua được thế hệ vàng của Argentina với những Manu Ginobili, Andre Nocioni, Luis Scola…

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 8.

Nhìn vào mặt tích cực, điều này đã mở rộng cánh cửa với những cầu thủ đẳng cấp ở các quốc gia khác muốn thi đấu tại NBA. Sau Olympics 2004, những cái tên từ châu Âu, châu Mỹ và thậm chí là châu Á bắt đầu xuất hiện nhiều hơn tại NBA.

Và tuyển bóng rổ Mỹ vốn oai hùng thất thiểu xách vali về nước với chiếc huy chương đồng đầy áp lực. Trở về nước, người đầu tiên phải hứng chịu "gạch đá" từ dư luận chính là đội trưởng Allen Iverson. Họ nói rằng anh đã ảo tưởng về khả năng của mình, rằng anh đã cầm bóng tấn công quá nhiều mà lẽ ra nên chuyền cho đồng đội nhiều hơn. 

Rõ ràng mọi thứ không thực sự là như vậy. Thế nhưng, Iverson không phản bác vào thời điểm đó. Những lời chỉ trích chỉ càng làm máu phục thù trong anh thêm sôi sục.

Tất nhiên, sau trận thua thảm hại đó, ban lãnh đạo tuyển bóng rổ Mỹ cũng đã nhìn ra được vấn đề. Họ cuối cùng đã hiểu việc chỉ chọn đại 12 cá nhân chơi tốt tại NBA giờ đây sẽ mang lại hậu quả nặng nề đến mức nào.

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 9.

Hàng loạt những thay đổi đã được thực hiện, bao gồm cả việc thay đổi HLV trưởng thành "Coach K" Mike Krzyzewski cũng như các tiêu chí chọn cầu thủ chặt chẽ và một lối chơi phóng khoáng, thoải mái hơn. Cùng với những cuộc gọi cầu cứu của Allen Iverson, một đội bóng với nhiệm vụ tái khẳng định vị trí của Mỹ được thành lập.

Tại Olympic Bắc Kinh năm 2008, đội tuyển này đã thực sự càn quét tất cả các đội bóng, thậm chí là cả Tây Ban Nha đang có phong độ rất cao. Tuy nhiên, ở đó, người ta không còn thấy bóng dáng Iverson đâu cả.

Khi biết tin mình không có mặt trong đội hình phục thù tại Olympic 2008, Irveson không tỏ ra quá bức xúc như mọi người nghĩ: "Tôi nghĩ đã đến lúc bỏ quá khứ qua một bên, để những cầu thủ đó có thể hoàn thành điều họ cần phải thực hiện. Thật sự tôi không có bất kỳ điều tiêu cực nào để nói về việc này cả".

Chỉ cần là người chơi bóng, ai cũng biết những lời nói đó của Iverson là dối lòng. Không một cầu thủ NBA nào có được khát khao góp mặt trong đội hình phục thù của Mỹ năm 2008 như Iverson, đấy là sự thật.

Một vài gương mặt cũ từ năm 2004 cũng xuất hiện sau 4 năm, như LeBron James, Carmelo Anthony, Dwyane Wade, Carlos Boozer. Tuy nhiên, không ai hiểu rõ nỗi đau thua cuộc hơn Iverson.

Không được gọi triệu tập tuyển quốc gia, anh hiểu rằng lý do mình xuất hiện tại Olympic Athens hóa ra chỉ là một nước cờ tùy tiện của ban lãnh đạo. Nhiều người nói rằng, Allen Iverson chính là vật hi sinh để nước Mỹ giác ngộ ra rằng mình không phải một vị thần trong làng bóng rổ.

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 10.

Iverson có lẽ cũng hiểu điều này. Nhìn vào bộ khung Dream Team 2008, anh thấy được những PG vô cùng tài năng như Jason Kidd, Chris Paul, Deron Williams. Iverson biết, nếu lựa chọn một đội bóng có khả năng chơi hòa hợp chứ không đơn giản chỉ là 12 người chơi tốt, chắc chắn anh sẽ không được gọi tên.

Hoặc giá như nếu năm đó anh cũng giống Jason Kidd, khôn ngoan hơn một chút và chịu khó rút lui, có lẽ hình ảnh về Allen Iverson tại giải đấu quốc tế đã không bị đánh giá thấp đến như vậy. Biết đâu nếu năm 2004 anh không đến và trở thành đội trưởng, năm 2008 anh đã có thể cùng tuyển Mỹ giành được cho mình chiếc huy chương vàng.

Đến tận bây giờ, điều tiếc nuối nhất của Allen Iverson chẳng phải việc không nhận được huy chương vàng Olympic, mà chính là anh vẫn chưa được trải qua cảm giác phục thù mà anh hằng mong đợi.

Để chốt lại câu chuyện Iverson và thất bại của tuyển Mỹ năm 2004, xin được mượn những lời từ ký giả Wojnarowski của ESPN:

Allen Iverson và chuyện chưa kể về thảm bại lớn nhất lịch sử bóng rổ Mỹ - Ảnh 11.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm