Vì sao võ sĩ Nga và Brazil không thu hút được truyền thông như những võ sĩ châu Âu?

thứ bảy 6-10-2018 12:52:45 +07:00 0 bình luận
Cả Nga và Brazil đều là những cường quốc về MMA, sở hữu vô cùng nhiều võ sĩ xuất sắc. Tuy nhiên điều gì khiến truyền thông chẳng mấy quan tâm đến họ?

Cả Nga và Brazil đều là những cường quốc về MMA, sở hữu vô cùng nhiều võ sĩ xuất sắc. Tuy nhiên điều gì khiến truyền thông chẳng mấy quan tâm đến họ?

Thời đại Pride có lẽ là thời đại đa màu sắc của MMA khi giải Pride có đủ mọi ngôi sao với mọi quốc tịch khác nhau. Chỉ cần bạn là một võ sĩ giỏi, bạn sẽ nhận được mọi sự chú ý.

Nhưng giờ đây, tại UFC ta có thể thấy, những ngôi sao mang quốc tịch Brazil hay Nga không hề nhận được mức săn đón xứng đáng với trình độ hay thành tích của họ.

1. Bị bỏ lơ vì "quá im lặng"?

Để nổi tiếng tại võ đài Pride của Nhật, bạn chỉ cần tài năng. Nhật Bản là một đất nước có nền võ thuật phát triển rất mạnh, nền võ thuật của họ phát triển lớn đến nỗi võ sĩ còn chẳng phải đi nước ngoài để thi đấu vẫn có thể nhận được mức thu nhập cao.

Vì sao võ sĩ Nga và Brazil không thu hút được truyền thông như những võ sĩ châu Âu? - Ảnh 1.

Fedor Emelianenko nổi tiếng tại Nhật vì khán giả Nhật Bản yêu võ thuật, hiểu võ thuật.

Mỹ lại khác. Mỹ là một thiên đường giải trí với đủ thể loại như sòng bạc, thể thao, truyền hình, điện ảnh, ca nhạc,... Thể thao đối kháng nói chung và MMA nói riêng, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nền giải trí khổng lồ tại đây. 

Dù có là một ông lớn như UFC hay chỉ đóng vai trò những giải nhỏ địa phương, muốn tồn tại trong hệ sinh thái khổng lồ này, các sàn đấu MMA cũng phải phục vụ được mục đích giải trí của khán giả. 

Bởi vậy, cái cách mà UFC "bán" các trận đấu hiện tại chịu ảnh hưởng rất nặng của những màn drama kịch tính. Mà tiếc rằng, những chiêu trò mào đầu kịch tính ấy lại không được tạo ra bởi lối hành xử võ sĩ đạo của người Brazil hay vẻ trầm tĩnh lạnh lùng của võ sĩ Nga.

Vì sao võ sĩ Nga và Brazil không thu hút được truyền thông như những võ sĩ châu Âu? - Ảnh 3.

Dù có thành tích bất bại gần 10 năm, Jose Aldo vẫn không nhận được sự chú ý của truyền thông.

2. Phong cách không quá đặc biệt

Khi đề cập về giới võ sĩ Brazil, ta có thể thấy rõ ràng không phải UFC không quan tâm đến họ. 

Thập niên trước là kỷ nguyên vàng của MMA Brazil. Trong thời gian đó, những võ sĩ Brazil mang đến rất nhiều màu sắc cho MMA, đại loại là màu mè như Anderson Silva, cống hiến như Victor Belfort, điên dại như Wanderlei Silva, khôn khéo như Lyoto Machida, mạnh mẽ như dos Santos....

Những võ sĩ Brazil không chỉ là những võ sĩ giỏi mà còn là những võ sĩ đặc biệt gắn liền với thương hiệu UFC. Đó là thời kỳ mà UFC cưng chiều những võ sĩ Brazil nhất. 

Nhưng giờ đây, võ sĩ Brazil không còn mang nét đặc trưng nữa. Họ chỉ cắm cúi thi đấu, giành lấy chiến thắng xong và ra về.

Vì sao võ sĩ Nga và Brazil không thu hút được truyền thông như những võ sĩ châu Âu? - Ảnh 5.

Trong một quãng thời gian dài, Anderson Silva là một hình ảnh gắn liền với UFC.

3. Không được quan tâm vì "quá xuất sắc"

Họ quá xuất sắc, những đối thủ khác sợ họ, nhà cái kiêng dè họ, ban tổ chức đau đầu vì phải tìm đối thủ phù hợp cho họ. Việc họ vượt trội hơn so với đối thủ khiến họ trở thành những bệ phóng tên tuổi nhưng không bao giờ tự giúp họ thành một siêu sao.

Một ví dụ điển hình là UFC 229. Những người đặt vé cho sự kiện này hầu hết chỉ gói gọn trong 2 nhóm. Một là mua vé để xem thần tượng Conor McGregor thi đấu. Hai là mua vé để xem Conor McGregor có lật đổ được Khabib Nurmagomedov hay không. 

Còn những người thực sự đến xem kỹ thuật vượt trội của Khabib trong cuộc đối đầu với Conor McGregor? Con số ấy quá ít ỏi so với hai nhóm khán giả trên.

Vì sao võ sĩ Nga và Brazil không thu hút được truyền thông như những võ sĩ châu Âu? - Ảnh 6.

Khabib Nurmagomedov quá xuất sắc so với phần còn lại

Còn một ví dụ khác nữa đó chính là cựu vô địch Jose Aldo - Jose Aldo là một võ sĩ đáng sợ, anh áp đảo mọi đối thủ anh đối mặt. 

Sự xuất sắc đó đã khiến cho hạng cân Featherweight ngày một chết dần chết mòn khi khán giả đã quá ngán ngẩm cái tên Aldo. Featherweight chỉ lột xác ngay sau khi Conor McGregor đánh bại nhà vô địch và ngay lập tức, võ sĩ lại tranh nhau giành một suất tranh đai có vẻ "dễ ăn" hơn.

Vì sao võ sĩ Nga và Brazil không thu hút được truyền thông như những võ sĩ châu Âu? - Ảnh 8.

Có lẽ 13 giây gục ngã của huyền thoại Jose Aldo cũng chính là cống hiến lớn nhất của anh cho hạng cân Featherweight vốn đã rất nhàm chán.

Việc họ trở thành "kèo chắc" khiến cho nhà cái buộc phải đưa ra những điều kiện đặt cược ngặt nghèo, chưa kể đến việc số người tham gia đặt cược "cửa trên" luôn áp đảo số lượng cược "cửa dưới", khiến cho nhà cái đôi lúc phải "bỏ tiền túi" để bù cho số tiền cược của người thắng. 

Có thể nói sự vượt trội của họ cũng chính là thứ khiến họ không thể nhận được sự quan tâm đúng, đủ của truyền thông.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm