Vì sao kỹ thuật gạt đỡ bị xoá sổ khỏi MMA?

thứ ba 9-10-2018 13:40:33 +07:00 0 bình luận
Hầu hết các môn võ thuật cổ điển đều có kỹ thuật gạt đỡ. Thế nhưng, vì sao những kỹ thuật này không còn tồn tại nhiều trong làng võ thuật đối kháng hiện đại, đặc biệt là MMA?

Hầu hết các môn võ thuật cổ điển đều có kỹ thuật gạt đỡ. Thế nhưng, vì sao những kỹ thuật này không còn tồn tại nhiều trong làng võ thuật đối kháng hiện đại, đặc biệt là MMA?

Trong các bộ môn như Karate, Taekwondo... kỹ thuật gạt đỡ đòn luôn được xem là một trong những nội dung quan trọng nhất. Karate thậm chí còn xây dựng một lối đánh phụ thuộc vào khả năng gạt đỡ đòn tấn công đầu tiên và khai thác lợi thế từ đó.

Kể cả Muay Thái cũng có một hệ thống kỹ thuật gạt đỡ đầy đủ và được lưu truyền hàng trăm năm. 

Tuy vậy, điều kỳ lạ rằng nhóm kỹ thuật này dần mất đi khi các môn võ đem kỹ thuật của mình vào MMA. Kể cả đứa con nhà nòi Shotokan Karate Lyoto Machida cũng không còn dùng những đòn gạt đỡ Uke. Anderson Silva và Anthony Pettis không còn dùng makki của Taekwondo. Thậm chí, José Aldo cũng cực kỳ hiếm khi giơ chân check đòn low kick kiểu Muay Thái.

Vì sao kỹ thuật gạt đỡ bị xoá sổ khỏi MMA? - Ảnh 2.

Kể cả cựu vô địch UFC Lyoto Machida cũng không sử dụng cách gạt đỡ của Karate trên sàn MMA.

Vì sao võ tổng hợp lại "phũ phàng" với các kỹ thuật gạt đỡ đến thế? Câu trả lời phần nhiều chính là ở hệ thống đòn thế quá đa dạng và phức tạp của võ tổng hợp. Từ đó, những vấn đề sau đây nảy sinh:

Dễ phán đoán sai

Điều khó nhất trong việc gạt đỡ đòn tấn công của đối thủ là phán đoán được hướng đi và mục tiêu của đòn ấy. Trong Quyền Anh, bạn có thể dễ dàng phán đoán được nếu như không "đụng" phải đối thủ quá cao tay. Đối với Muay Thái, việc chặn đòn lowkick hầu như chỉ cần đoán đúng một điều: đối thủ sẽ đá bằng... chân nào.

Vì sao kỹ thuật gạt đỡ bị xoá sổ khỏi MMA? - Ảnh 3.

Check kick - một kỹ thuật đơn giản trong Muay Thái nhưng thậm chí còn không được sử dụng thường xuyên trong MMA.

Nhưng võ tổng hợp thì khác. Lối đánh MMA có quá nhiều tình huống ra đòn khả thi nên việc phán đoán hướng đòn không hề dễ dàng, và mỗi pha phán đoán sai đều phải trả giá đắt.

Vậy nên, thay vì tập trung phán đoán và gạt đỡ đòn của đối thủ, các võ sĩ MMA thường chú tâm vào việc che chắn những mục tiêu quan trọng như đầu, mặt, cạnh sườn hơn là tìm cách gạt đỡ.

Các võ sĩ MMA và Quyền Anh thường yêu thích kỹ thuật parry (đánh - gạt lệch hướng) đòn của đối thủ hơn là chặn đỡ.

Tốc độ quá lớn

MMA chuyên nghiệp tạo điều kiện cho võ sĩ tập luyện nhiều hơn và hình thành khả năng thể chất tuyệt vời hơn. Hệ thống kỹ thuật gạt đỡ có thể rất hiệu quả cách đây vài trăm năm - khi võ sĩ chưa có kỹ thuật, tốc độ và sức mạnh như bây giờ. Thế nhưng, rõ ràng rằng nó đã lỗi thời nếu so sánh với những cú đấm nhanh như đạn bắn trên sàn võ tổng hợp hiện nay.

Vì sao kỹ thuật gạt đỡ bị xoá sổ khỏi MMA? - Ảnh 5.

Bậc thầy phán đoán tình huống như Floyd Mayweather mà vẫn yêu thích việc che chắn và parry hơn là chặn đỡ. Có thể thấy MMA không phải đấu trường duy nhất đánh giá thấp hệ kỹ thuật gạt đỡ.

Có quá nhiều phương án gài bẫy

Việc hy sinh một phần cơ thể (tay chân, tư thế đứng, khoảng cách...) để gạt đỡ đòn tấn công của đối thủ cũng đồng thời để lộ ra những điểm yếu chết người như hở sườn, mặt...

Với hệ thống kỹ thuật phức tạp và đa dạng, võ sĩ MMA dễ dàng thiết lập các tình huống buộc đối thủ phải gạt đỡ đòn đánh và để lộ sơ hở. 


Vì sao kỹ thuật gạt đỡ bị xoá sổ khỏi MMA? - Ảnh 7.

Gạt đỡ không còn là phương án phù hợp khi đối đầu những đối thủ vừa nhanh vừa uy lực trên sàn MMA.

Đây cũng là lý do quan trọng nhất khiến các võ sĩ MMA ngày nay ưu tiên lối đánh ôm đầu chịu đòn hơn là phải mở cánh tay ra để chặn sớm một cú đá như cách Karate hay thực hiện.

Lượng fan của Khabib nhiều gấp 5 lần... Sơn Tùng M-TP chỉ 24 giờ sau trận thắng McGregor

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm