Thói xấu kinh điển của fan võ thuật vòng quanh thế giới

thứ hai 22-10-2018 11:08:03 +07:00 0 bình luận
Là "thế lực" trực tiếp quyết định sự nổi tiếng và phát triển của các bộ môn, thế nhưng fan võ thuật cũng có không ít thói xấu bóp méo hình hài thể thao đối kháng.

Là "thế lực" trực tiếp quyết định sự nổi tiếng và phát triển của các bộ môn, thế nhưng fan võ thuật cũng có không ít thói xấu bóp méo hình hài thể thao đối kháng.

Người Nga và hooligan

Ở Nga, ẩu đả dường như là thứ hết sức nghiêm túc và bình thường như một phần của lối sống hiện đại. Người hâm mộ bóng đá hẳn vẫn còn nhớ các hooligan Nga được huấn luyện MMA kỹ càng trước khi lên đường quậy nát EURO 2016. Daniel Cormier thừa nhận anh từng suýt bị các võ sĩ Nga "úp sọt" tại phòng tập khi lỡ tay làm bị thương Khabib Nurmagomedov.

Hài hước nhất, chính lãnh đạo Chechnya đã nói với Zubaira Tukhugov (võ sĩ leo lên lồng tát Conor McGregor trong vụ ẩu đả UFC 229): "Anh làm thế là không được. Với truyền thống của chúng ta, hắn... đáng bị đánh nặng tay hơn."

Thật may cho Dana White và Conor McGregor rằng khi vụ ẩu đả UFC 229 nổ ra, không có quá nhiều khán giả Nga ở đấy.

Khán giả Mỹ - thích bạo lực và điên cuồng

Nếu như người Nga thích tự tay tham gia cuộc chiến thì fan võ thuật Mỹ lại thích làm khán giả hơn. Không phải tự nhiên mà WWE có thể kiếm hàng trăm triệu đô mỗi năm dù họ chỉ tổ chức những trận vật nhau được dàn xếp trước.

Thói xấu kinh điển của fan võ thuật vòng quanh thế giới - Ảnh 3.

Conor McGregor nổi tiếng cũng phần nhiều nhờ bắt đúng tâm lý khán giả Mỹ.

Mặt khác, người Mỹ thích những môn thể thao có thể ghi điểm liên tục - lý do khiến cho bóng rổ ra đời mà không bị môn thể thao vua bóng đá chèn ép. Bóng bầu dục trở thành vua của làng thể thao Mỹ cũng vì lý do tương tự.

Vì thế, các võ sĩ Mỹ thường có lối đánh tích cực, thiên về striking hơn là những đối thủ đến từ Nga hay Brazil.

Thói xấu kinh điển của fan võ thuật vòng quanh thế giới - Ảnh 4.

WWE không cần bán chất lượng võ thuật, họ chỉ cần bán bạo lực, và nhiều bạo lực hơn nữa!

Khán giả Trung Quốc - Nhật - Brazil: Tâm lý "cây nhà lá vườn"

Fan võ thuật Brazil vốn đã nổi tiếng xấu tính từ thời Helio (BJJ) đấu với Kimura (Judo). Họ như là một phiên bản trái ngược của khán giả Mỹ. Họ vẫn yêu thích MMA đến điên cuồng bất chấp võ sĩ đánh grappling hay striking, nhưng họ không hoàn toàn thoải mái với việc nhìn thấy võ sĩ "gà nhà" của mình thua cuộc.

Chính Dana White cũng từng thừa nhận việc quản lý các võ sĩ Brazil sao cho thu hút khán giả của họ là một trong những điều đau đầu nhất ông từng phải giải quyết.

Nhật Bản là thánh địa MMA - quê nhà của giải võ tổng hợp đầu tiên trong lịch sử (giải Shooto năm 1989) và sau này trở thành nơi nuôi dưỡng thế lực hùng mạnh của giải PRIDE. Họ rất chào đón các võ sĩ ngoại quốc nhưng hành xử khá tiêu cực khi võ sĩ Nhật Bản thua cuộc.

Thói xấu kinh điển của fan võ thuật vòng quanh thế giới - Ảnh 6.

Võ sĩ Trung Quốc không có cửa tại UFC thì UFC cũng không có cửa tại Trung Quốc! Logic đơn giản của xứ sở đông dân nhất thế giới.

Khán giả Trung Quốc còn tệ hơn vì ít nhất người Nhật Bản tôn trọng giá trị của chiến thắng và vẫn yêu mến nhiều võ sĩ ngoại quốc. Người Trung Quốc nói "Không" với điều này.

Họ thậm chí sẵn sàng bỏ tiền ra thuê các... sinh viên Nhật Bản về, đặt cho biệt danh nào đó thật "oách" như "Quyền vương Nhật Bản", sắp xếp cho họ đánh với các võ sĩ đỉnh cao của Trung Quốc và tận hưởng cảm giác gà nhà chiến thắng.

Bạn đã hiểu vì sao UFC có rất ít sự kiện diễn ra tại Trung Quốc chứ?

Thái Lan - cá cược quyết định tất cả

Từ thế kỷ thứ 16 - khi Muay Thái bắt đầu được thể thao hóa thì cá cược đã là một thứ rất bình thường xung quanh võ đài. "Truyền thống" ấy thậm chí được "chuyên nghiệp hóa" cho đến tận ngày nay.

Thói xấu kinh điển của fan võ thuật vòng quanh thế giới - Ảnh 7.

"Truyền thống" cá cược phát triển tiềm lực bộ môn nhưng bóp chết cơ hội của nhiều võ sĩ.

Ở Thái Lan, chuyện ông bầu ép võ sĩ phải tự đánh thua để đảm bảo lợi nhuận cá cược là chuyện hết sức bình thường, thậm chí võ sĩ có thể bị đầu độc trước trận đấu nếu như không nghe lời.

Nhưng khoan hãy trách các ông bầu và nhà cái. Họ chỉ có thể kiếm tiền nếu như có người cá cược, và ở Thái Lan thì điều đó không bao giờ thiếu.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm