Phân tích chuyên sâu: Trò chơi cự ly trong võ thuật đối kháng (Kỳ 2: Ảo giác cự ly)

thứ tư 19-12-2018 17:45:22 +07:00 0 bình luận
Trong kỳ 1, Bánh Mì đã giới thiệu về yếu tố cự ly trong đối kháng. Tại kỳ 2, chúng ta lại đến với một trò chơi cự ly đỉnh cao khác. Đó là kiểm soát và tạo ra ảo giác về cự ly.

Trong kỳ 1, Bánh Mì đã giới thiệu về yếu tố cự ly trong đối kháng. Tại kỳ 2, chúng ta lại đến với một trò chơi cự ly đỉnh cao khác. Đó là kiểm soát và tạo ra ảo giác về cự ly.

Phân tích chuyên sâu: Trò chơi cự ly trong võ thuật đối kháng (Kỳ 2: Ảo giác cự ly) - Ảnh 1.

Gần hay xa, xa hay gần? Đối thủ chỉ biết được cự ly thật sự sau khi lãnh đòn của bạn.

Hiểu cự ly để có thể kiểm soát được trận đấu, nhưng sẽ như thế nào nếu như bạn gặp phải một đối thủ cũng giỏi kiểm soát cự ly? Bạn không thể lợi dụng hiểu biết về cự ly của mình để áp dụng lên một đối thủ cũng là "lão làng" trong việc duy trì khoảng cách thi đấu.

Trong tình huống này, kẻ nào mất kiên nhẫn, kẻ đó là kẻ sẽ ăn đòn. Ngược lại, kẻ nào giữ được bình tĩnh, kẻ đó sẽ là kẻ chiến thắng. Tuy vậy, trò chơi cự ly không đơn thuần là trò chơi kiên nhẫn, để giành chiến thắng, bạn phải "quái". 

Ảo giác cự ly

"Gần ngay trước mắt, xa tận chân trời" - Đó là câu tóm tắt nhất về ảo giác cự ly. Mục tiêu của ảo giác cự ly chính là việc bạn khiến cho đối thủ hiểu sai về cự ly thật sự của mình. Đối thủ nghĩ bạn ở xa và lơ là hoặc đối thủ nghĩ bạn ở gần mà thận trọng không dám tung đòn.

Phân tích chuyên sâu: Trò chơi cự ly trong võ thuật đối kháng (Kỳ 2: Ảo giác cự ly) - Ảnh 2.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về ảo giác cự ly chính là đòn Pull Counter của Floyd Mayweather. Tại hình động trên, Mayweather đã sử dụng một chiêu bài có vẻ "cực kỳ đơn giản" để đánh lừa Manuel Marquez. Đó là đưa đầu về trước và chờ....

Mọi chuyện không đơn giản như vậy, đó là một cái bẫy quá lộ liễu để một tay đấm lão luyện như Marquez mắc bẫy. Thực tế, Marquez mắc bẫy vì nghĩ rằng mình ĐANG TRONG CỰ LY GẦN và có thể ĐÁNH TRÚNG Mayweather. Floyd Mayweather không hề dựa vào tốc độ của mình cho pha đòn của Marquez, anh dựa hoàn toàn vào cự ly và tầm với giới hạn của Marquez.

Chú ý vào khoảnh khắc Marquez tung đòn jab, anh rất thận trọng giữ thăng bằng và không hề liều lĩnh phóng vào sâu. Floyd cũng ý thức được rằng Marquez có một cái đầu "cáo già" thận trọng. Điểm mấu chốt trong pha đòn này khi Floyd đưa người về phía trước chính là việc anh ý thức được 2 điều, tầm với của Marquez và độ "liều" của Marquez. Mục đích của Floyd khi làm điều này chính là

Nhiều bạn tập Boxing mới cũng rất thích bắt chước đòn Pull Counter này của Mayweather và kết quả là họ luôn bị ăn những cú thọc jab rất sâu vào mặt. Đơn giản vì đối thủ của họ không hề thận trọng như Marquez. Khi tung jab, họ không từ tốn mà lại lao vào một vị trí rất xa. Đó là điểm khác biệt.

Phân tích chuyên sâu: Trò chơi cự ly trong võ thuật đối kháng (Kỳ 2: Ảo giác cự ly) - Ảnh 4.

Lara đứng ở một thế tấn rộng đến lố bịch.

Tại ảnh này, ta lại thấy Erislandy Lara đứng tấn rất rộng so với một Canelo đang ở thế tấn truyền thống của Boxing. Trong một môi trường căng thẳng, nhịp độ cao như một trận đấu Boxing, võ sĩ thường không thể có một cái nhìn bao quát toàn cảnh như HLV. Do đó, ở tình huống này, Canelo chỉ có thể tập trung cao độ vào vùng thân trên của Lara.

Nếu chỉ để ý vào vùng thân trên, Lara thực sự đang ở rất xa so với Canelo, điều này tạo nên cảm giác an toàn cho cả hai võ sĩ. Thực tế không phải vậy, Erislandy Lara là một tay đấm Cuba, điều này đồng nghĩa rằng anh có một footwork chớp nhoáng và khả năng vào-ra rất sâu.

Chân trước của Lara đứng ở rất gần Canelo, đây sẽ là chân trụ để Lara có một đòn chớp nhoáng sau đó. 

Video minh họa


Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm