Những nỗi khổ khó nói thành lời của võ sĩ MMA

Hồ Võ
thứ ba 6-8-2019 0:00:00 +07:00 0 bình luận
Giới võ sĩ MMA tuy được biết đến với sự hào nhoáng dưới ánh đèn võ đài nhưng cũng có nhiều nỗi đau ít ai hiểu.

Chuyện ăn chơi

Nhiều võ sĩ danh tiếng gắn liền với hình ảnh của một tay chơi thứ thiệt, Floyd Mayweather, Conor McGregor… là những ví dụ như vậy. Kể cả Manny Pacquiao nổi tiếng bình dân cũng là một tay… đá gà có số má.

Tuy nhiên, hãy cảm thông cho họ. Thực tế, những gì truyền thông bắt gặp chỉ chiếm một thời lượng nhỏ trong đời sống của họ. Trong cuốn “Undisputed Truth”, Mike Tyson đã viết những câu thế này: “Đời võ sĩ là những bữa tiệc sinh nhật họ không thể đến dự, những đám cưới họ không thể nâng ly và rất nhiều ngày cuối tuần không đi chơi cùng bạn bè.”

Những nỗi khổ khó nói thành lời của võ sĩ MMA

Jon Jones thác loạn sau một trận thắng. Tuy vậy, thực tế thường ngày anh là con người chăm chỉ đến mức từng được HLV khẳng định "cuộc sống của Jon Jones chẳng có gì ngoài phòng tập và những trận đấu".

Đó là sự thật của giới võ sĩ chuyên nghiệp. Cuộc sống cá nhân của họ cũng bị võ thuật ảnh hưởng rất nhiều. Mỗi bữa ăn, mỗi cốc nước của họ đều phải nằm trong sự tính toán chặt chẽ của các chuyên gia dinh dưỡng, nghiêm khắc đến nỗi một ly rượu vang cũng có thể là phạm luật.

Bên cạnh đó, lịch trình tập luyện của họ cũng đầy sự căng thẳng, kiêng cữ. Các nam võ sĩ bị cấm quan hệ giường chiếu, cấm các hoạt động thể thao khác (dù chỉ là vài hiệp giao hữu bóng rổ), và luôn là những ngày dài đánh vật với các giới hạn bản thân từ từng cú hít đất.

Những nỗi khổ khó nói thành lời của võ sĩ MMA

Nói về độ ăn chơi, trong làng MMA có ai dám tranh cửa với Conor McGregor?

Sau mỗi trận đấu, chuyện thác loạn là điều thường thấy của các võ sĩ. Trông có vẻ khá điên cuồng và trụy lạc nhưng nếu chia tỉ lệ phần trăm ra, mức độ ăn chơi của họ thực sự không khác người bình thường lắm hay những người có cùng mức thu nhập.

Tâm lý của võ sĩ – căng thẳng, thô cứng và nhiều nỗi lo

Đôi khi bạn sẽ thấy một số võ sĩ có tính cách rất khó ưa, thậm chí lệch lạc. Ví dụ nổi tiếng và gần đây nhất là việc Tony Ferguson bạo hành vợ và sau đó đã phải gửi lời xin lỗi đến gia đình cũng như khán giả.

Những nỗi khổ khó nói thành lời của võ sĩ MMA

Nếu bạn cảm thấy không thích với thái độ khó ưa của một võ sĩ ngoài đời, thực ra bạn nên cho họ chút cảm thông

Thực ra, đây là một điều bình thường. Cuộc sống của họ gắn liền với bạo lực. Bạn có thể gán ghép đời võ sĩ với nhiều mỹ từ như “tinh thần thể thao” hay nói một cách gần gũi hơn với người Việt là “võ đạo”. Nhưng thực tế, cuộc sống của họ vẫn là bạo lực, vẫn là việc phải bơm adrenaline lên não và ăn đập trên sàn, từ ngày này sang ngày khác.

Bên cạnh đó, họ còn có nhiều nỗi lo khác về sự rủi ro trong tương lai. Vậy nên, nếu bạn thấy một võ sĩ có phần quá cọc cằn, hãy thông cảm cho họ!

Bệnh tật và chấn thương luôn rình rập

Thể thao chuyên nghiệp nói chung và võ sĩ nói riêng là một trong những ngành rủi ro và có khả năng tàn phá cơ thể trầm trọng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá tuổi tho trung bình của giới thể thao vào khoảng 67, thấp hơn rất nhiều ngành khác.

Bên cạnh các tổn thương cơ – xương – khớp tích lũy nhiều năm và có thể dẫn đến nhiều tổn hại về già, các võ sĩ còn hứng chịu hai tổn thương đặc thù của riêng ngành võ.

Những nỗi khổ khó nói thành lời của võ sĩ MMA

Nữ quái vật MMA Cris Cyborg bật khóc trong quy trình cắt cân, một trong những lý do hàng đầu dẫn đến các chứng bệnh về thận của giới võ sĩ khi về tuổi trung niên

Trước hết, việc chịu va đập thường xuyên vào vùng đầu dễ dẫn tới nhiều biến chứng, thường thấy nhất là chứng Parkinson. Chấn thương não một cách từ từ và tích lũy nhiều năm là điều khó có thể tránh khỏi trong làng võ.
Kế đến, đặc thù thường xuyên phải ép cân thi đấu để có lợi thế trên võ đài cũng khiến họ tự gây tổn thương nội tạng, đặc biệt là thận. Thậm chí, cô gái vàng của làng Muay Việt Bùi Yến Ly từng khẳng định: “Bệnh thận giống như một kiểu “chứng chỉ” xác nhận việc bạn đã gắn bó với võ đài nhiều năm”. 

MMA không giàu như nhiều người vẫn nghĩ

Khác với đế chế triệu đô mà bạn nhìn thấy ở ở Conor McGregor của MMA hay Anthony Joshua của Quyền Anh, thực tế làng võ không giàu như bạn nghĩ.

Trong làng võ và đặc biệt là MMA, bạn sẽ không giàu trừ khi bạn đứng ở top đầu khu vực hoặc thế giới. Hầu hết các võ sĩ có lợi nhuận hàng năm vào khoảng 45.000 USD, chỉ ngang ngửa mức thu nhập bình quân của Mỹ. Nhiều võ sĩ “underground” chỉ kiếm vài nghìn USD cho mỗi trận đấu. Các võ sĩ cấp thấp cũng hiếm được các nhãn hàng quan tâm và đặt hợp đồng quảng cáo.

Những nỗi khổ khó nói thành lời của võ sĩ MMA

Đâu phải trong làng MMA ai cũng giàu như Conor McGregor

Mức thu nhập đó, các võ sĩ phải chi trả ngược lại cho quá trình tập luyện và chế độ dinh dưỡng phức tạp. Nhìn chung không có sự khác biệt trong chế độ dinh dưỡng giữa võ sĩ MMA và các môn võ khác, nhưng võ sĩ MMA thường phải chi trả kinh phí tập luyện nhiều hơn (đòi hỏi nhiều thiết bị và HLV ở nhiều khía cạnh khác nhau).
 

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm