"Đạo đức" hay sự hèn hạ, ích kỷ trong võ thuật? (Kỳ 2)

thứ tư 24-10-2018 9:42:58 +07:00 0 bình luận
Những võ sinh sẽ luôn tìm thấy tính kỷ luật, rèn luyện ý chí và vị tha chia sẻ trong mỗi võ đường. Tuy nhiên, võ thuật cũng tồn tại rất nhiều điều hèn hạ và ích kỷ đội lốt "đạo đức".

Những võ sinh sẽ luôn tìm thấy tính kỷ luật, rèn luyện ý chí và vị tha chia sẻ trong mỗi võ đường. Tuy nhiên, võ thuật cũng tồn tại rất nhiều điều hèn hạ và ích kỷ đội lốt "đạo đức".

"Đạo đức" hay sự hèn hạ, ích kỷ trong võ thuật? (Kỳ 1)

3. Sự hèn nhát mang danh võ đạo

Đạo đức hay sự hèn hạ, ích kỷ trong võ thuật? (Kỳ 2) - Ảnh 1.

Võ đạo thường bị dùng như một tấm khiên che đi sự hèn nhát

"Học võ không phải để đánh nhau" - hoàn toàn đúng và cũng hoàn toàn sai. Mục đích ra đời của võ thuật là để đánh, có võ dùng để đánh, có võ dùng để giết. Câu răn dạy trên thực chất cũng chỉ như một lời cảnh báo nguy hiểm không được lạm dụng võ thuật.

Nếu con người bạn đạo mạo nhưng bạn đánh đấm không ra hồn, bạn là một người có đạo đức tốt, nhưng hoàn toàn không có võ đạo tốt. Thế nhưng nhiều võ sinh lại hiểu nhầm câu nói đó thành việc hèn nhát không dám tranh đấu cho bất cứ điều gì dù đúng hay sai.

Đạo đức hay sự hèn hạ, ích kỷ trong võ thuật? (Kỳ 2) - Ảnh 3.

Ngay cả khi xây dựng một hình tượng Diệp Vấn đầy "võ đạo" luôn tránh "đánh nhau", những nhà làm phim cũng bắt buộc phải để Diệp Vấn "dụng võ" trên màn ảnh. Nếu không có những màn "đánh nhau", Diệp Vấn sẽ thành một bộ phim ngôn tình về một võ sư yêu vợ nhưng "không biết võ"?

Trong quá trình học hỏi, giao lưu thử sức cũng là những việc rất cần thiết. Vậy nhưng nhiều lò võ, võ sư nhất quyết không để học trò đi giao đấu. Nếu chỉ không đi giao đấu thì không có gì đáng nói. Điều quan trọng là họ dùng "võ đạo" để cấm học trò đi mở mang tầm mắt, nhưng lại dùng "võ mồm" để nói về chiến tích của môn phái và bản thân.

4. Sự hung hăng hiếu thắng bị hiểu lầm là quả cảm, lì lợm

Đạo đức hay sự hèn hạ, ích kỷ trong võ thuật? (Kỳ 2) - Ảnh 4.

Có nhiều người lầm lẫn giữa lòng quả cảm và sự hung hăng hiếu thắng.

Nếu có người dùng võ đạo để che giấu đi sự hèn nhát, cũng có những võ sinh, võ sư dùng sự quả cảm để nói về sự hung hăng. Khi đấu tập, có những người nhất quyết không bao giờ đánh nương hoặc không bao giờ biết dừng. Tùy theo mỗi trình độ khác nhau mà việc nương đòn sẽ khác nhau. 

Tuy nhiên đừng hiểu lầm việc đấu tập sparring với thi đấu thật. Mục tiêu của sparring là để những người bạn tập chung với nhau có thể cùng nhau tiến bộ, cùng nhau chỉ ra điểm mạnh yếu của nhau. Đấu tập có thể đánh mạnh, đánh đau, nhưng làm ơn hãy đánh đúng với trình độ và giao kèo trước đó.

Đạo đức hay sự hèn hạ, ích kỷ trong võ thuật? (Kỳ 2) - Ảnh 6.

Sparring cần phải mô phỏng sát với đấu thật. Tuy nhiên sparring không phải là thi đấu, bạn không cần phải "giết" nhau trong phòng tập.

Rất nhiều người khi nhập cuộc xin đánh với 50% sức lực, nhưng rồi họ lại vung "hết sức bình sinh". Có những người khi đi giao lưu với người mới, thay vì đánh nương để nâng cao kỹ thuật, họ lại coi bạn tập của mình là bao cát sống để nã đòn.

Đối với những người thua cuộc, đó chỉ là một bài sparring, bạn không nên quá buồn phiền vì kết quả. Bạn vẫn còn cơ hội để sửa chữa tiến bộ. Đừng vì một buổi đấu tập mà quá "ê mặt" và buồn phiền.

Kết luận

Đạo đức hay sự hèn hạ, ích kỷ trong võ thuật? (Kỳ 2) - Ảnh 8.

Tập võ là một quá trình đầy chông gai nhưng cũng đầy trải nghiệm thú vị.

Tập luyện võ thuật là một quá trình sẽ trải qua đầy mồ hôi, máu và có khi là nước mắt. Nhờ sự trui rèn đó, người võ sinh sẽ trở nên quả cảm hơn, khiêm tốn hơn. Những lần đổ máu cùng bạn tập cũng sẽ giúp võ sinh trở nên gắn bó, đoàn kết với bạn tập hơn.

Võ thuật thật sự mang lại niềm vui và những trải nghiệm thú vị đầy "đau đớn". Nếu tại lớp võ của mình bạn phải giả dối, sợ hãi, hay hung hăng tức giận, đó là vì bạn chưa thật sự hiểu về võ thuật.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm