Côn nhị khúc có thực sự "bá đạo" như nhiều người vẫn nghĩ?

thứ sáu 28-12-2018 14:18:15 +07:00 0 bình luận
Sự thành công của Lý Tiểu Long đã vẽ nên một hình tượng rất "bá đạo" cho côn nhị khúc. Nhưng điều đó liệu có phải sự thật?

Sự thành công của Lý Tiểu Long đã vẽ nên một hình tượng rất "bá đạo" cho côn nhị khúc. Nhưng điều đó liệu có phải sự thật?

Tầm đánh

Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của vũ khí, quyết định món vũ khí ấy sẽ được sử dụng với phong cách và chiến thuật nào. Một số loại vũ khí có thể hiệu quả ở nhiều tầm đánh khác nhau, hoặc không.

Muốn biết một vũ khí khi va chạm thực tế sẽ như thế nào? Cách trực quan nhất là tổ chức thi đấu. Dù "thể thao" nhưng nó vẫn phản ánh đúng thực tế hơn là tập lý thuyết với bao cát cọc gỗ.

Côn nhị khúc là một loại vũ khí rất "kén" tầm đánh. Do sử dụng lực ly tâm nên sát thương lớn nhất - và cũng gần như là duy nhất côn nhị khúc có thể gây ra được nằm vào khoảng cuối khúc côn tự do, khoảng 50cm tính từ vị trí tay cầm.

Nếu mục tiêu vượt vào gần hơn khoảng cách này, đòn đập của côn nhị khúc gần như không đủ khả năng trấn áp đối thủ. 

Hệ thống kỹ thuật của côn nhị khúc còn có một số đòn gài, móc, đâm bằng tay cầm, có thể dùng được khi cận chiến nhưng tương đối khó dùng và không dễ áp dụng trong thực tế.

Độ trễ đòn

Một yếu tố quan trọng khác là delay (độ trễ giữa hai đòn đánh). Độ trễ càng thấp thì khả năng ra đòn liên tục càng tốt và điều này đặc biệt quan trọng với những vũ khí không có sát thương chí mạng. Nói đơn giản, bạn có thể hoàn toàn phụ thuộc vào một đòn kiếm, nhưng gậy hay côn nhị khúc thì không dễ có chuyện một đòn hạ gục được đối thủ, nhất là khi bạn thường bị đặt vào thế yếu trong các tình huống tự vệ.

Côn nhị khúc có thực sự bá đạo như nhiều người vẫn nghĩ? - Ảnh 3.

Côn nhị khúc đòi hỏi khả năng kiểm soát tốt, cần tập luyện thực tế nhiều hơn là đứng một chỗ quơ quật.

 Côn nhị khúc càng nặng thì càng gây sát thương lớn nhưng cũng làm tăng độ trễ đòn. Nghịch lý này khiến cho côn nhị khúc phải có trọng lượng thích hợp với người sử dụng, đồng thời phải biết cách xử lý khoảng thời gian trống khi trễ đòn - tức là đòi hỏi độ tỉnh táo và thuần thục khi sử dụng.

Côn nhị khúc có thực sự bá đạo như nhiều người vẫn nghĩ? - Ảnh 4.

Về lý thuyết côn nhị khúc khá đa dạng tầm đánh nhưng thực tế thì... không hẳn.

 Sát thương thực sự

Lực lớn nhất côn nhị khúc có thể gây ra là lực ly tâm. Đó là lý do vì sao côn nhị khúc trông có vẻ "nặng đòn" hơn gậy có cùng chiều dài và khối lượng.

Vấn đề là lực ly tâm không phải thứ dễ thực hiện chỉ bằng một đòn quật. Trong thực tế tự vệ, một cú đập "vu vơ" sẽ khiến côn nhị khúc không khác gì một thanh gậy. Việc kiểm soát góc quay của dây nối, tạo gia tốc cho khúc quay tự do của côn nhị khúc đòi hỏi sự tập luyện, cảm nhận và thành thạo.

Khả năng kiểm soát

Đây là vấn đề "chí mạng" thực sự của côn nhị khúc. Không giống như dao, gậy hay thậm chí cả kiếm, côn nhị khúc chuyển động khá tự do và khó kiểm soát, đặc biệt là sau khi va chạm. Điều này khiến cho độ trễ đòn lớn hơn, đồng thời khó kiểm soát sao cho vũ khí nằm ở trạng thái thích hợp cho đòn đánh kế tiếp, chưa kể các tình huống "phản chủ" khúc côn tự do "phơ" vào đầu người dùng.

Sử dụng côn nhị khúc khi đối kháng - tự vệ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng kiểm soát khoảng cách, tình huống...

Vậy nên, xét tất cả các yếu tố trên, có thể thấy côn nhị khúc có uy lực tương đối lớn hơn các dạng gậy với cùng trọng lượng và chiều dài, nhưng cực kỳ khó sử dụng và đương nhiên - không dễ để tạo ra uy lực trên lý thuyết của nó.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm