Được ví như trận đấu “lôi đài tỷ võ dân gian”, sự kiện Quan Vũ chém Nhan Lương được miêu tả trong hồi 25 Tam Quốc diễn nghĩa như sau:
“Quan Công nhảy lên ngựa, cầm Thanh Long Đao xông thẳng vào thế trận của địch, nhắm thẳng vào Nhan Lương. Thấy Quan Công lao tới, Nhan Lương đang định cất tiếng hỏi thì ngựa Xích Thố đã tới trước mắt. Không kịp trở tay, Vân Trường vung đao đam ngã xuống ngựa, cắt lấy thủ cấp treo lên cương ngựa. Quan Công thu đao rút về như vào chỗ không người.”
Nghe có vẻ đây quả thực là trận “lôi đài tỷ võ dân gian”, bởi có rất nhiều danh tướng khác so tài võ nghệ với Nhan Lương đều thất bại thảm hại. Danh sách tướng bại dưới tay Nhan Lương có thể kể lần lượt: Tống Hiến, Nguy Tục, Tử Hoàng,.. Và cuối cùng chỉ có Quan Vũ ra trận mới thực sự “tỏa sáng” với một đao chém bay đầu Nhan Lương.
Bản lĩnh của Quan Vũ được sử sách ghi chép lại chỉ là “Chiến thần địch vạn nhân”
Nhưng trên thực tế, ta sẽ thấy có một chút độ vênh trong sự kiện kịch sử này. Nhân vật Nhan Lương trong lịch sử không xuất hiện với vai trò là “cao thủ võ lâm” mà là một tướng chỉ huy quân sự. Trận Bạch Mã giữa Tào Tháo và Viên Thiệu hoàn toàn không đơn giản như mô hình đơn đả độc đấu, tướng chọi tướng, mà là cuộc tác chiến quân đội quy mô lớn.
Vì thế, Nhan Lương xuất hiện rất “kiêu dũng” đầy uy lực. Nhiêm vụ của ông thiên về chỉ huy tập kích, bày binh bố trận, vây thành và công thành. Chiến dịch Bạch Mã là một cuộc chiên theo mô hình tập kích - chi viện, và diễn biến cuối cùng của trận đấu mới chính là cuộc đối đầu trực diện giữa 2 phe.
Xét theo tình thế lúc bấy giờ, Tào Tháo không thể năm lần bảy lượt đưa các đại tướng ra thách đấu với Nhan Lương, mà bản thân Nhan Lương cũng không hao tốn thời gian vào việc khoe khoang võ nghệ của mình. Quan Vũ một trong những quan chỉ huy tinh anh của quân chi viện của phía quân Tào. Ông nhận định từ sớm mục tiêu rõ ràng không phải tham chiến để tỷ thế vỗ công cùng Nhan Lương, mà đòi hỏi là sự đột phá phòng tuyến quân sự do Nhan Lương chỉ huy.
Sử sách ghi chép lại rằng, ở thời điểm diễn ra trận đấu, Quan Công đã nhìn thấy tư lệnh Nhan Lương. Vì thế, Quan Vũ đơn thương độc mã xông vào trận địa địch. Nhiệm vụ “chuyên môn” của Quan Văn Trường vô cùng phức tạp bởi thời điểm đó ông không cưỡi ngựa Xích Thố - nó đã bị chết từ trước khi diễn ra trận đấu.
Thế nhưng giữa vòng vây của hàng nghìn quân địch, ông vẫn tả xung hữu đột, xé tan trận địa, một đao hạ sát Nhan Lương giữa trận địa. Năng lực chiến đấu thực tế của Quan Vũ trong lịch sử còn “nguy hiểm” hơn những gì tiểu thuyết mô tả.
Giữa vòng vây của hàng nghìn quân địch, ông vẫn tả xung hữu đột, xé tan trận địa, một đao hạ sát Nhan Lương giữa trận địa
Sau chiến thắng kỳ tích, sức mạnh chiến đấu của Quan Vũ là điều được cả lịch sử Trung Quốc ngưỡng mộ cho tới sau này. Về sau, Tào Tháo lập tức phong Hầu cho Quan Vũ cũng là đều dễ hiểu. Đứng ở góc độ khoa học và thực tế, thì những ghi chép này vẫn chưa thực sự đầy đủ để có thể khắc họa rõ nét về nhân vật Quan Vũ ở đời thực, nhưng đối với người hâm mộ Tam Quốc, thì ông luôn là một nét văn hóa sâu đậm trong đời sống tinh thần, nhận được sự kính nể, tôn sùng qua nhiều thập kỷ.