Roy Jones Jr - Sự màu mè đầy toan tính

Khôi Nguyên
thứ sáu 24-7-2020 12:00:42 +07:00 0 bình luận
Roy Jones Jr, tay đấm màu mè nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, ở Roy Jones, sự màu mè không chỉ được thể hiện trước những tay đấm "non" mà còn có cả ở những trận đấu đỉnh cao trước John Ruiz hay James Toney.

Roy Jones Jr nổi tiếng vì những pha thi đấu rất "nhây" và "màu mè" trong suốt thời kỳ hoàng kim của mình. Dù vậy, khác với nhiều võ sĩ chỉ "nhây" với những đối thủ  yếu thế hơn hẳn, Roy Jones lại có cả một "bài toán" đằng sau những pha "làm màu" của ông. Đó là lý do vì sao ông đủ khả năng nhảy múa trước cả những tay đấm kỳ cựu.

Thế tấn (Stance)

Như nhiều huyền thoại khác, thế tấn của Roy Jones cũng là một thế tấn độc nhất. Với tay sau thủ cao, tay trước thả thấp luôn lăm le tấn công, thế tấn dường như rất hở này đã khiến rất nhiều tay đấm thời bấy giờ ngao ngán.

Với thế tấn này, tay trước thả thấp của Roy Jones cho phép ông vung đòn móc trái từ một vị trí rất khó đoán, chưa kể đến khả năng phòng thủ body shot từ cánh tay để thấp này của Roy. Tốc độ và khả năng đánh móc trái từ một cự ly xa khiến cho đối thủ của Roy Jones luôn hoang mang không biết đó là một đòn móc trái (tấn côn từ hai bên) hay một đòn Jab (tấn công trực diện) để mà chống đỡ.

Phân tích chuyên sâu: Roy Jones Jr - Sự màu mè đầy toan tính - Ảnh 1.

 

Tất nhiên, sở dĩ thế tấn này thành công là vì Roy Jones có một tốc độ tuyệt vời và khả năng phản xạ nhanh đến khó tin. Nếu Roy Jones chậm chạp hơn, thế tấn này sẽ là chiếc thòng lọng mà Roy tự tròng vào cổ mình.

Phân tích chuyên sâu: Roy Jones Jr - Sự màu mè đầy toan tính - Ảnh 2.

Một điều cần lưu ý nữa ở thế tấn đặc biệt của Roy Jones chính là huyền thoại này có khả năng lách né cực kỳ tốt. Tuy nhiên, như mọi tay lách né giỏi khác, họ đều sẽ hở bụng hoặc ít nhất là vùng bụng trong lúc lách né sẽ không thể tháo chạy. Cánh tay thấp của Roy Jones là thứ bảo vệ ông khỏi body shot.

Những cú đấm màu mè

Những cú Bolo Punch hay Gazelle Punch cũng chẳng phải là một trò màu mè thuần túy. 2 cú đấm này là đỉnh cao của sự phối hợp các khả năng: Mồi, đánh lạc hướng và góc ra đòn. Nếu như đối với các tay đấm nghiệp dư, những cú đánh mở tay hay những đòn lao vào đến mất cân bằng là những thứ sai kỹ thuật thì đối với Roy Jones, ông dùng chính điều này để giấu các đòn đánh của ông.

Bolo Punch: Trong quá khứ, cú đấm này đã từng được nhiều tay đấm sử dụng, Roy Jones Jr chỉ là kẻ đã ứng dụng Bolo Punch thành công nhất. 

Phân tích chuyên sâu: Roy Jones Jr - Sự màu mè đầy toan tính - Ảnh 3.
Những đòn đấm múc này chính là bolo punch, cú đánh có pha lấy đà rất lộ liễu, sự lộ liễu có tính toán.

Những cú đấm Bolo Punch của Roy Jones đều có một sự khó đoán ở trong đó. Trong động tác mở rộng tay lấy đà của Roy Jones, đối thủ sẽ bị hoang mang không biết nó là đòn móc (hook) hoặc đòn múc (uppercut). Và tùy theo từng pha đòn trước đó Roy Jones đã tạo ra thói quen nào cho đối thủ, ông sẽ tung ra một pha đòn ngược lại ở cú bolo punch khiến đối thủ không thể lường trước.

Đối với Bolo Punch, đây là một cú uppercut được giấu sau vẻ ngoài của một đòn hook.

Gazelle Punch: Đòn "đấm bay" cũng là một đòn đánh rất "ảo" mà Roy Jones sử dụng. 

Phân tích chuyên sâu: Roy Jones Jr - Sự màu mè đầy toan tính - Ảnh 5.

Nếu như chỉ nhìn qua, kỹ thuật này của Roy Jones trông có vẻ khá liều lĩnh. Trên thực tế, đây là một sự liều lĩnh có tính toán, đòn đánh của Roy Jones đến từ một vị trí "mù" so với tầm nhìn của Montel Griffin, vốn hướng lên cao, chưa kể đến cự ly của cả hai võ sĩ là khá xa, phù hợp với một đòn jab hơn là một đòn móc trái.

Ngược lại với đòn Bolo Punch, Gazelle Punch lạ đánh lừa đối thủ bằng vẻ ngoài của đòn uppercut. Hơn nữa do đánh từ một góc mù so với tầm nhìn của đối thủ, các võ sĩ đứng trước Roy Jones luôn đề phòng một cú uppercut (đấm múc) ở tầm thấp hơn là một pha hook (đấm móc) với góc xiên 45 độ.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm