Dù đã lui về quá khứ hơn 50 năm, những tư duy và quan điểm của Lý Tiểu Long về võ đối kháng vẫn đặc biệt ấn tượng và chính xác với góc nhìn hiện đại.
Rèn luyện thể chất nghiêm túc
Khác xa với nền võ thuật châu Á (chú trọng kỹ thuật và tốc độ), Lý Tiểu Long cho rằng việc rèn luyện thể chất là cực kỳ quan trọng võ thuật hiện đại, và việc ngưng tập luyện dù chỉ một vài ngày cũng đem lại thay đổi tiêu cực rõ rệt.
Lý Tiểu Long còn có hẳn HLV riêng về khoản thể chất là James Lee - một nhà nghiên cứu thể chất và võ thuật người Mỹ gốc Hoa.
Lý Tiểu Long (phải) và HLV riêng về thể chất James Lee
Nguyên tắc "không trường phái"
Những năm 1990 khi UFC giới thiệu giải võ thuật tổng hợp đầu tiên tại Mỹ, làng võ thuật thế giới vẫn đang tranh cãi về việc "Boxing hay Wrestling tốt hơn".
Nhưng trước đó 30 năm, Lý Tiểu Long đã xây dựng hệ tư tưởng thống nhất về võ thuật và nguyên tắc "không trường phái" đã được đề cập.
UFC và hãng game EA đã vinh danh Lý Tiểu Long bằng cách tái hiện ông trên... game.
Khi đã nổi tiếng, Lý Tiểu Long thẳng thắn tuyên bố: "Hãy trở nên không hình không dạng như nước vậy. Nước trong bình thì thành cái bình. Nước trong ly thì thành cái ly."
"Cá nhân tôi không tin vào trường phái. Trường phái chia rẽ con người. Bên dưới bầu trời này, con người chúng ta là như nhau cả."
Cũng chính nhờ tư duy tiến bộ này mà Lý Tiểu Long có thể mở rộng kiến thức của mình và trở thành một trong những nhà nghiên cứu võ thuật có tầm nhìn và tư tưởng ấn tượng nhất mọi thời đại.
Diệp Vấn có lẽ là người đầu tiên mở ra tư duy hiện đại cho Lý Tiểu Long. Dù ông tôn thờ trường phái Vịnh Xuân nhưng luôn khuyến khích học trò giao đấu để nhận ra sự thật của bản thân và bộ môn.
Nhìn nhận ưu – nhược các môn phái
Nếu con cảm thấy Karate yếu ớt hay vô dụng, con chưa hiểu Karate. Nếu con thấy phải chỉnh sửa Karate, con cũng chưa hiểu Karate
Gichin Funakoshi, tổ sư Karate
Khác với giới võ thuật cổ điển, Lý Tiểu Long luôn nhìn nhận rõ ưu nhược của các môn võ.
Ông học hỏi từ những bậc thầy hàng đầu như Ed Parker (Karate), Chuck Norris (Taekwondo), Gene Lebell (Judo-Jiujitsu) nhưng luôn nói rõ rằng đòn tay của Taekwondo không hiệu quả như Boxing, và khả năng khống chế của Karate vẫn thua kém Judo.
Lý Tiểu Long chú trọng tính hiệu quả nên luôn thẳng thắn với điểm yếu của mỗi bộ môn.
Võ thuật tổng hợp
Lý Tiểu Long luôn ao ước hình thành được một môn võ thuật tổng hợp. Triệt Quyền Đạo là hiện thân của mơ ước nó.
Dù là một di sản dang dở, Triệt Quyền Đạo vẫn thể hiện chính xác những gì Lý Tiểu Long đã nghĩ tới từ những năm thập niên 60: một môn võ mà mọi người đều có thể học, đều có thể tìm thấy điểm mạnh của bản thân và phát triển được nó trong mọi tình huống.
Và để so sánh, phải nhắc rằng trong những mùa UFC đầu tiên (từ năm 1993), đó vẫn hoàn toàn là cuộc chiến thi thố tìm ra môn võ "xịn" nhất, mãi đến các thế hệ võ sĩ sau đó mới nhận ra con đường tổng hợp võ thuật mới đem lại kết quả áp đảo.