Cận vệ Tổng thống Mỹ nói "không" với khái niệm "môn võ"

Hồ Võ
thứ tư 27-2-2019 12:30:00 +07:00 0 bình luận
Không như nhiều người vẫn nghĩ, dàn đặc nhiệm cận vệ Tổng thống Mỹ thực tế không chú trọng lắm về vấn đề các môn võ.

Xuất thân đa dạng

Cận vệ Tổng thống Mỹ được mô tả là "những cá nhân xuất sắc nhất của Quân đội Mỹ, là tinh hoa của lực lượng vũ trạng". Thực tế, cận vệ Tổng thống Mỹ có thể xuất phát từ bất cứ đâu, bao gồm cả lực lượng tác chiến như đặc nhiệm địa phương (SWAT) hay những đội đặc nhiệm hàng đầu như SEAL cho đến các lực lượng thiên về nghiên cứu, tình báo như CIA, FBI.

Theo quy định, các cận vệ Tổng thống Mỹ phải trả qua tối thiểu 12 năm phục vụ trong các lực lượng. Với xuất thân đa dạng và thâm niên hoạt động, các cận vệ có thể được đào tạo rất khác nhau về võ thuật tùy theo đơn vị công tác trước đây. Chủ yếu các cá nhân này sẽ phải tập qua các môn thể thao đối kháng phổ biến như Quyền Anh, Jiujitsu, Muay Thái... để nắm rõ bản chất võ thuật, sở hữu tốc độ, phản xạ và sức khỏe vượt trội và một số môn thiên về kỹ thuật trấn áp đối phương như Hapkido, Krav Maga.

Cận vệ Tổng thống Mỹ nói không với khái niệm môn võ
SEAL - đội đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Mỹ và cũng là nguồn tuyển quân quan trọng của lực lượng cận vệ Tổng thống Mỹ.

Võ thuật là võ thuật, nói "không" với khái niệm "bộ môn"

Tuy có quá khứ được tập luyện nhiều môn võ trong quá trình phục vụ các lực lượng đặc nhiệm tác chiến ở nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau, cận vệ Tổng thống Mỹ thường không bị giới hạn bởi khái niệm "môn võ". Với áp lực chiến đấu đòi hỏi hiệu quả cao nhất, họ không thể chấp nhận việc gò bó vào khuôn khổ của mỗi môn võ - vốn có ưu nhược điểm khác nhau.

Cận vệ Tổng thống Mỹ nói không với khái niệm môn võ
Krav Maga, môn võ đến từ Israel (một đồng minh thân cận của Mỹ và có quan hệ mật thiết trong việc đào tạo, tổ chức tác chiến của các lực lượng đặc nhiệm).

Môi trường làm việc đặc thù

Dù được đào tạo kỹ lưỡng nhưng thực tế cận vệ Tổng thống Mỹ không có nhu cầu sử dụng võ thuật quá nhiều. Trước hết, xét về quy tắc tác chiến, việc "solo" với đối thủ luôn đem lại rủi ro cao hơn, thời gian triệt hạ đối thủ dài hơn - đều là những yếu tố tối kỵ khi bảo vệ nhân vật quan trọng như Tổng thống Mỹ. Quá trình đào tạo và vận hành lực lượng đặc nhiệm cận vệ Tổng thống Mỹ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và cả chút may mắn trong khâu tuyển chọn nhân lực, vậy nên việc đối đầu bằng võ thuật không phải phương án tác chiến phù hợp. Thẳng thắn mà nói, rút súng ra vẫn là phương án hàng đầu.

Cận vệ Tổng thống Mỹ nói không với khái niệm môn võ
Mặt khác, việc cơ thể trang bị cồng kềnh cũng khiến các lực lượng đặc nhiệm bảo vệ Tổng thống ưu tiên trấn áp bằng vũ khí nhiều hơn là võ thuật.

Mặt khác, cận vệ Tổng thống Mỹ có quy tắc tác chiến hoàn toàn riêng biệt. Nếu như cảnh sát và kể cả các lực lượng đặc nhiệm thường phải đặt mục tiêu trấn áp đối tượng thì đội cận vệ không thể rủi ro tính mạng của "đại bàng" (mật danh ám chỉ Tổng thống Mỹ). Họ có quyền và nghĩa vụ triệt hạ mọi mục tiêu khả nghi (bất chấp cả việc... bắn nhầm), không cần bắt sống bất cứ đối tượng nào. Vậy nên, võ thuật cũng phải phương án hiệu quả hơn súng đạn.

Cận vệ Tổng thống Mỹ nói không với khái niệm môn võ
Ngay khi vừa đến Hà Nội để bảo vệ hội nghị Mỹ - Triều, lực lượng cận vệ Tổng thống Mỹ đã trang bị súng ống "tận răng".

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm